Thursday, August 11, 2011

Tìm hiểu về xếp hạng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm là việc các tổ chức xếp hạng đưa ra “đánh giá” của mình về khả năng thanh toán nợ của các nhà phát hành các công cụ nợ (như trái phiếu, thương phiếu,...). 
Tại Việt Nam, vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng khái niệm này. Một trong những ví dụ đó là một số người còn cho rằng “cần thiết phải có xếp hạng tín nhiệm để có thể đầu tư vào cổ phiếu”.
  • Hiểu lầm về “xếp hạng tín nhiệm” 
Trên thực tế, hầu như việc xếp hạng tín nhiệm không giúp ích gì cho nhà đầu tư khi họ phân tích cổ phiếu, vì chỉ số tín nhiệm cho thấy khả năng thanh toán nợ chứ không phải là khả năng tăng trưởng hay lợi nhuận, những điều và các nhà đầu tư cổ phiếu quan tâm. Bên cạnh đó, xếp hạng tín nhiệm không chỉ cho thấy sự đáng tin cậy của công ty phát hành trái phiếu (hoặc các công cụ nợ khác) mà còn cho thấy những hình thức bảo đảm khác như là sự bảo lãnh bởi bên thứ 3, các khoản ký quỹ đi kèm với trái phiếu. Do đó, rất có thể trái phiếu của một công ty được một bên thứ 3 bảo lãnh được xếp hạng AAA nhưng nếu chỉ một mình công ty đó thì chỉ xếp hạng BBB. 
  • Chất lượng xếp hạng và các tổ chức xếp hạng 
Còn có nhiều sự khó hiểu ở Việt Nam cũng như các nước khác. Có ít nhất là 3 tổ chức ở Việt Nam được cho là cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, đó là:
  1.  Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước VN CIC, 
  2. Trung tâm khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp CRC và 
  3. Công ty thông tin và xếp hạng tín nhiệm C&R. 
Tuy nhiên theo như những báo cáo của họ thì dịch vụ mà CIC và C&R cung cấp giống như là của cơ quan thông tin tín dụng hơn là công ty xếp hạng tín dụng. Hai cơ quan này cung cấp thông tin về hồ sơ công ty (tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, lịch sử hoạt động v.v, và xếp hạng của riêng họ. Tuy nhiên họ lại không đưa ra các tiêu chuẩn để xếp hạng. 


CRC có dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nhưng vẫn chưa chính thức đưa vào hoạt động do vậy tác giả cũng chưa tìm thấy bản báo cáo xếp hạng nào. Hơn nữa, các công ty xếp hạng tín dụng có uy tín trên thế giới luôn công bố khả năng thanh toán nợ cho mỗi mức xếp hạng, cho nhà đầu tư thấy được mức độ tin cậy của đánh giá xếp hạng của họ. Những thông tin như vậy thường được gọi là nghiên cứu khả năng thanh toán nợ. Để cung cấp những thông tin như vậy cần phải thu thập dữ liệu trong vài năm, trên thực tế, các công ty xếp hạng tín dụng phải xây dựng dữ liệu bằng cách cung cấp miễn phí dịch vụ xếp hạng trong một vài năm đầu. Thêm vào đó, cơ quan chủ quản của các công ty xếp hạng tín dụng cũng là một vấn đề. Vì các công ty xếp hạng cung cấp đánh giá xếp hạng cho chính phủ và các công ty phát hành trái phiếu do đó các công ty này không nên có cổ phần trong công ty xếp hạng. Tại Nhật Bản, khi công ty xếp hạng đầu tiên được thành lập, rất nhiều tổ chức tín dụng cùng muốn mua cổ phần tại công ty này nhưng không ai trong số họ được là cổ đông chính. 


Trong trường hợp của Việt Nam, nhiều người thấy khó có thể tin cậy những xếp hạng của CIC nếu CIC đưa ra các xếp hạng tín nhiệm cho các ngân hàng quốc doanh vì bản thân nó cũng là một bộ phận của NHNN có cổ phần ở các ngân hàng quốc doanh. Việt Nam cần một khung pháp lý cơ bản Dựa trên những vấn đề trên, chính phủ Việt Nam nên đưa ra một khung pháp lý tối thiểu cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm trong nước. Như đã nói, đã có một vài tổ chức hoạt động xếp hạng tín nhiệm. Mặt khác, một số doanh nghiệp lớn khi phát hành trái phiếu đã thuê dịch vụ của các công ty xếp hạng hàng đầu thế giới. Về lý thuyết, không có luật nào quy định về các công ty xếp hạng tín nhiệm, các công ty phát hành trái phiếu (được quy định trong nghị định 52/2006) có thể thuê dịch vụ của một hay nhiều tổ chức xếp hạng trong nước, cho dù nó không tương thích lắm với các xếp hạng do các công ty nước ngoài đưa ra. Đánh giá xếp hạng do các công ty nước ngoài cung cấp có thể không giúp ích gì nhiều cho một số công ty vì chủ yếu các công ty của Việt Nam đều xếp hạng thấp từ BB đến BB. Do đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp của VN cần những công ty xếp hạng trong nước có khả năng đưa ra các phân tích và số liệu sát thực với thị trường trong nước và được công nhận trên thế giới.


Xếp hạng tín nhiệm đã trở nên ngày càng quan trọng trong lĩnh vực tài chính và mức độ tin cậy của các công cụ nợ vẫn phản ánh các tập quán của thị trường đó, tác giả thấy rằng rất cần thiết phải xây dựng những công ty xếp hạng tín nhiệm tốt ở Việt Nam. Nói cách khác, nếu như không có một công ty xếp hạng tính dụng trong nước nào thì các doanh nghiệp Việt Nam phải dựa vào các công ty xếp hạng nước ngoài ngay cả khi phát hành trái phiếu trên thị trường trong nước.

No comments: