Sunday, November 14, 2010

Bài toàn vàng, USD, lãi suất

Nếu cho nhập khẩu vàng thật nhiều, giá vàng sẽ giảm trong chốc lát... nhưng sau đó lại gây áp lực lên giá USD. Rõ ràng “được lòng vàng mất lòng USD”.

Người dân đổ xô đi mua vàng, mua USD, nhà đầu tư trên TTCK cũng có biểu hiện lưỡng lự... Các nhà lập chính sách đang cố gắng cân đong, tìm cho được điểm đột phá cho các chính sách: vàng, tỷ giá, hay lãi suất...


Được lòng vàng mất lòng USD


Việc giá vàng lên cơn sốt mấy tháng trước đây và mấy ngày đầu tháng 11/2010 được báo giới mô tả là vàng “điên loạn”. Cũng giống như giá vàng sốt lần trước, Thống đốc NHNN ngay lập tức cho nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu trong nước. Như vậy, các nhà nhập khẩu sẽ dùng một lượng USD rất lớn để nhập khẩu vàng.
Vấn đề phải quan tâm hiện nay là, nhiều DN sản xuất lại không được đáp ứng ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị hay để nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu cho dự án của mình. Theo giá hiện thời nếu giá vàng lên 1.400 USD/Toz thì 1kg vàng sẽ tiêu tốn 45.000 USD và nếu 1 tấn vàng sẽ tốn 45.000.000 USD.


Theo thông tin của báo giới và của Hội đồng vàng thế giới (WGC), trong 20 năm qua, trung bình mỗi năm VN nhập khẩu 50 tấn vàng và tổng số vàng hiện nay được nhiều người ước là 1.000 tấn còn nằm trong két sắt của dân.
Theo số trung bình đó, người ta cũng ước tính nếu năm 2010, VN cũng sẽ dùng số ngoại tệ cho nhập khẩu vàng lên tới 2.250.550.000 USD. Quan sát trên thị trường vàng trong nước cho thấy, các DN VN nhập khẩu vàng miếng tiêu chuẩn quốc tế về và đem đúc thành vàng tiêu chuẩn VN.
Có rất nhiều nhãn hiệu vàng khác nhau trên thị trường vàng VN và do đó không ai chấp nhận vàng của ai sản xuất ra (theo cách thức, nếu hãng này mua vàng của hãng khác thì đánh tụt hạng vàng xuống một bậc hay tương tự).


Theo các chuyên gia, nếu vàng cùng được chấp nhận theo một tiêu chuẩn chung (như ở Anh hay ở Thuỵ Sĩ... ), NHTM có thể huy động được và nếu là vàng tiêu chuẩn quốc tế thì vàng được liên thông không chỉ với NHTM mà còn cả thị trường thế giới. Đó cũng là nguyên nhân tại sao vàng hiện nằm chết ở trong dân.


Như vậy vấn đề làm thế nào tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu và nguồn vàng còn nằm chết trong tay người dân đang là vấn đề đặt ra trong dài hạn.
Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, khi đất nước đang cần USD để nhập hàng cho sản xuất của khu vực sản xuất và khi tỷ giá đang quá nóng thì rõ ràng dùng ngoại tệ quá nhiều để nhập vàng về, cắt nhỏ ra và bán cho dân, để nó lại nằm im lìm trong túi người dân và 10 năm sau số vàng được tích tụ trong dân có thể lên tời vài ngàn tấn chứ không phải một ngàn tấn như hiện nay.
Rõ ràng, nếu cho nhập khẩu vàng thật nhiều, giá vàng sẽ giảm trong chốc lát... nhưng sau đó lại gây áp lực lên giá USD và tất nhiên sau đó giá vàng trong nước lại tăng (tính theo VND)... Theo vòng xoáy đó, rõ ràng “được lòng vàng mất lòng USD”.


Tỷ giả - lãi suất cân đong


Trong khoảng 3 năm qua, lãi suất và tỷ giá đều là mối quan ngại đối với các DN. Tỷ giá đã từng được tuyên bố giữ ổn định nhưng sau đó lại là sốc. Lãi suất thấp đã được coi là mục tiêu hỗ trợ DN nay lại đổi hướng. Điều đó chắc chắn DN phải có đối sách kinh doanh mới với định hướng lãi suất này.


Về lãi suất, đã có điều tra về khả năng chịu đựng lãi suất cho thấy, đa số các DN không chịu nổi mức lãi suất ngắn hạn trên 12%/năm. Chính phủ và NHNN đã có khá nhiều nỗ lực nhằm cố ép lãi suất xuống để giúp DN chịu đựng được.
Tuy nhiên, theo lý thuyết, nếu lãi suất tiền đồng thấp thì VND sẽ yếu và lại càng tăng sức ép mất giá của VND. Và nếu khi lãi suất cao hơn (do tự do hoá lãi suất và nâng lãi suất cơ bản lên 9%/năm kể từ 5/11/2010) thì sẽ làm VND giữ được giá và giảm áp lực phá giá VND và hơn thế nữa, việc nâng lãi suất này, cũng giảm áp lực lạm phát.


Một số chuyên gia còn cho rằng, việc nâng lãi suất còn có tác dụng như một công cụ hỗ trợ (chính sách trung hoà) cho VN có thể có giải pháp nới lỏng hơn biên độ giao dịch của tỷ giá mà không gây áp lực lạm phát... Và như vậy với tình hình hiện tại, vì mục tiêu ổn định tỷ giá thì mục tiêu lãi suất thấp lại bị hy sinh.
Trong khi đó việc cố gắng điều hành lãi suất USD ở VN theo (như lãi suất tiền gửi, tiền vay ở mức thấp,...) vừa qua cũng cho thấy đã có tác dụng phụ nhất định lên tỷ giá và kích thích nhu cầu vay ngoại tệ và để lại những xáo trộn trên thị trường.


Về lãi suất hiện nay, Hiệp hội Ngân hàng VN đang cố gắng để các NHTM cam kết mức lãi suất huy động là 12%/năm. Đó là điều kiện tuyệt vời vì đó là mức lãi suất đồng loạt như nhau cho tất cả thị trường, không kể NHTM lớn hay nhỏ.
Tuy nhiên, theo quan điểm rủi ro và thu nhập, chính sự đồng nhất đó lại là sự vô lý: người gửi tiền sẽ bối rối vì không thể các NHTM bị đánh đồng, NHTM nào có mức độ tín nhiệm thấp thì lãi suất phải trả cho người gửi tiền cao hơn. Trong thực tế cho thấy, các NHTM nhỏ, chắc chắn phải bị đánh giá rủi ro cao hơn các NHTM lớn. Khi áp dụng mặt bằng lãi suất như nhau, vô hình trung tạo ra văn hoá đánh đồng.


Đứng về phía NHTM, các NHTM nhỏ áp dụng lãi suất như các NHTM lớn (huy động) sẽ không thể huy động được vốn và có thể họ phải xử lý bằng cơ chế bù ngoài khác - làm cho lãi suất - chi phí ngân hàng rất méo mó và tốn kém về mặt xử lý giấy tờ.


Việc hạn chế các giao dịch cho vay, huy động vàng đối với các NHTM (bằng các cách thức) chắc chắn cần đặt ra nhằm đảm bảo hạn chế tình trạng chấp nhận rủi ro quá mức của NHTM khi thiếu thanh khoản hay tìm kiếm lợi nhuận, đảm bảo tăng giá trị VND...
Tuy nhiên việc này cần tiến hành tổng thể có cơ sở khoa học và trên cơ sở có các giải pháp khác hỗ trợ và đặc biệt cần được tiến hành trong điều kiện kinh tế vĩ mô có sự ổn định tốt và sự đồng thuận của xã hội.


Về tỷ giá, cơ quan có thẩm quyền đã phát đi tín hiệu từ nay đến cuối năm 2010, tỷ giá sẽ ổn định. Đó là một định hướng tuyệt vời về mặt chính sách. Việc ổn định mà chắc chắn, sẽ giúp DN có kế hoạch kinh doanh chuẩn, không bị phá vỡ kế hoạch sản xuất.
Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay cần phát đi tín hiệu rằng, các giải pháp cân bằng đều trong thế động (dynamic): việc ổn định tỷ giá đang cố gắng duy trì trên cơ sở thâm hụt thương mại đang cố gắng duy trì dưới 20% kim ngạch nhập khẩu (khoảng 13 tỷ USD/năm); thâm hụt ngân sách cố gắng 5% GDP, chênh lệch đầu tư và tiết kiệm nội địa khoảng 10% GDP - khi đó lãi suất trong nước khó có thể thấp và đòi hỏi nhu cầu tài trợ từ bên ngoài (dòng vốn vào) ngày càng gia tăng. V
iệc chi tiêu quá mức (cả khu vực công và tư nhân) sẽ làm giảm tiết kiệm nội địa, đi kèm với đầu tư quá mức và không hiệu quả sẽ dẫn đến lãi suất có khuynh hướng tăng cao - mà trước tiên là lãi suất trái phiếu chính phủ.
Khi các vấn để cân đối lớn chưa xử lý được bền vững thì áp lực ngoại tệ sẽ thường trực. Bài toán cân đong các chính sách lúc nào cũng phải đặt ra, tuy nhiên nếu đảm bảo được tổng thể, hài hòa giữa các chính sách thì DN, thị trường và nền kinh tế nói chung không bị sốc.

Wednesday, November 10, 2010

Ba sai lầm đáng nhớ nhất của Warren Buffett

Warrent Buffet được cả thế giới nể phục và gọi ông là NĐT thành công nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, bản thân ông cũng luôn công nhận rằng: NĐT tài ba nhất cũng phạm sai lầm. Ông đã viết thư thường niên gửi tới cổ đông của Công ty Bershire Hathaway và kể về những sai lầm đầu tư lớn nhất của mình. Có rất nhiều thứ chúng ta cần học hỏi trong nhiều thập kỷ kinh nghiệm đầu tư của Buffett. Sau đây là 3 sai lầm tiêu biểu.

Câu chuyện với Công ty Conoco Phillips: Mua ở mức giá sai
Năm 2008, Buffett mua một lượng lớn cổ phần của Conoco Phillips (COP) với mục đích đầu cơ vào giá năng lượng trong tương lai. Buffett cho rằng, nhiều người sẽ đồng ý về việc giá dầu hoả sẽ tăng trong dài hạn. Và do đó, COP sẽ kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên, vụ đầu tư này kết thúc không như mong đợi, bởi Buffett đã mua vào ở mức giá quá cao. Kết quả là Berkshire bị lỗ nhiều tỷ USD trong vụ đầu tư này. Như vậy, một công ty làm ăn tốt không đồng nghĩa với một vụ đầu tư tuyệt vời nếu giá cổ phiếu bạn mua ở mức không hợp lý.
Bài học rút ra:
NĐT rất dễ bị sự hưng phấn cuốn đi khi gặp trạng thái thị trường tăng điểm đồng loạt. Lúc này, chúng ta thường mua cổ phiếu ở mức giá mà đáng lẽ không nên mua. Những NĐT kiểm soát được cảm xúc của mình thường phân tích một cách khách quan hơn. Một NĐT có trạng thái tâm lý độc lập hơn so với thị trường có thể nhận ra rằng, giá dầu thô liên tục biến động với biên độ rất mạnh và cổ phiếu của các công ty dầu mỏ từ lâu đã trở thành bong bóng sắp vỡ.
Buffett bình luận:
Khi đầu tư, sự lạc quan là bạn của chúng ta. Nhưng hưng phấn quá mức lại là kẻ thù.

Câu chuyện với Công ty U.S.Air: Lẫn lộn giữa tăng trưởng thu nhập hàng năm với sự thành công của DN
Năm 1989, Buffett mua cổ phiếu ưu đãi của U.S.Air bởi công ty này đạt được mức tăng trưởng hàng năm rất cao. Nhưng vụ đầu tư này nhanh chóng trở thành mối lo cho Buffett khi U.S.Air đã không có đủ lợi nhuận để trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi. Rất may mắn, sau đó Buffett đã thanh lý được lô cổ phiếu này ở mức có lợi nhuận. Mặc dù vận đỏ, Buffett cũng nhận ra rằng, lợi nhuận thu được từ vụ làm ăn này là nhờ vào "nữ thần may mắn" và trạng thái hưng phấn quá mức của thị trường.
Bài học rút ra:
Năm 2007, Buffett đã chỉ ra rất rõ trong thư của mình: Đôi khi, nếu nhìn vào tăng trưởng doanh thu của một DN, chúng ta có thể thấy DN này đang làm ăn rất tốt. Tuy nhiên, muốn duy trì sự tăng trưởng đó, cần phải bỏ ra một lượng vốn khổng lồ. Trong trường hợp của ngành hàng không luôn cần có máy bay mới để mở rộng doanh thu, vấn đề của dạng DN đòi hỏi vốn lớn này là khi DN đạt được lượng doanh thu lớn thì nó lại chìm sâu thêm vào trong nợ nần. Nó chỉ có thể để lại rất ít dành cho cổ đông và dễ rơi vào tình trạng phá sản nếu kinh doanh bị giảm sút.
Buffett bình luận:
Các NĐT đã đổ tiền vào một cái hố không đáy, bị hấp dẫn bởi sự tăng trưởng, trong khi đáng lẽ họ phải tránh xa nó.

Cầu chuyện với Công ty Dexter Shoes: Đầu tư vào một DN không có lợi thế cạnh tranh
Năm 1993, Buffett mua cổ phiếu của một công ty giầy mang tên Dexter Shoes. Sự đầu tư của ông vào hãng giầy này nhanh chóng trở thành một thảm hoạ, bởi lợi thế cạnh tranh dài hạn của Công ty nhanh chóng biến mất. "Điều mà tôi đã đánh giá được là lợi thế cạnh tranh của công ty này đã biến mất trong vòng vài năm", Buffett nói và cho rằng, đây là vụ đầu tư tệ hại nhất mà ông từng thực hiện. Nó khiến cổ đông của Berkshire Hathaway mất 3,5 tỷ USD.
Bài học rút ra:
Các DN chỉ có thể kiếm lợi nhuận cao khi có lợi thế cạnh tranh đặc biệt so với các DN khác trong cùng khu vực kinh doanh. Wal-Mart bán hàng với giá cực rẻ. Honda tạo ra xe với chất lượng tuyệt vời. Khi DN còn có thể cung cấp những thứ tốt hơn nhiều so với DN khác thì nó còn tạo ra tỷ lệ lợi nhuận cao. Nếu không, lợi nhuận cao thu hút các đối thủ cạnh tranh và các đối tượng này sẽ nhanh chóng giành hết phần lợi nhuận của DN.
Buffett bình luận:
"Một DN tuyệt vời đúng nghĩa phải có bí quyết riêng lâu dài bảo vệ cho lợi nhuận tuyệt hảo đem lại từ vốn đầu tư".
Kết luận:
Mặc dù phạm sai lầm với tiền bạc luôn luôn đem lại những trải nghiệm đau xót, nhưng việc trả một chút "học phí" không đồng nghĩa với thua lỗ chung cuộc. Nếu phân tích các sai lầm và học hỏi từ nó, chúng ta có thể dễ dàng kiếm lại số tiền đã mất vào lần sau. Mọi NĐT, kể cả Buffett, đều phải hiểu rằng, sai lầm là điều không thể tránh khỏi.

Warren Buffet -thông điệp thường niên gửi các cổ đông (2010)

Với Warren Buffett, chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn Berkshire Hathaway, một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại, bạn có thể mong chờ bức thông điệp dài 23 trang sẽ chứa đầy những biệt ngữ và vượt qua tầm hiểu biết của hầu hết mọi người.

Trên thực tế, bức thư thường niên của ông gửi các cổ đông nổi tiếng là rất thực tế, văn phong rất giản dị và hóm hỉnh. Đừng bao giờ để ý đến từng chi tiết mà ông nêu ra: chính cách ông gửi đến mọi người thông điệp của mình mới là bài học cho tất cả chúng ta.
Dựa trên bức thư gửi các cổ đông năm ngoái của ông tại tập đoàn Berkshire, dưới đây là một số đặc điểm góp phần tạo nên một thông điệp tài chính hiệu quả, hấp dẫn, và các ví dụ về cách ngài Buffett sử dụng chúng để tạo ra hiệu quả to lớn.

1. Sử dụng các con số để củng cố thêm cho các quan điểm mà bạn định viết ra - chúng không phải là điểm chính. Ngài Buffett không chỉ báo cáo về những món lợi nhuận bảo hiểm rủi ro thu được từ ngành kinh doanh bảo hiểm và để các con số nói lên chính bản thân chúng; ông giải thích các thuật ngữ, những con số có nghĩa gì, và cách ông và Charlie Munger, đối tác kinh doanh của ông, xem xét chúng. Ví dụ như: "Số tiền 58.5 tỷ đô la dùng cho dự trữ thua lỗ - số tiền đó không thuộc về chúng ta nhưng mà chúng ta giữ và đầu tư vì lợi ích của chính chúng ta - mà lại không tốn đồng xu nào của chúng ta. Trên thực tế, chúng ta đã được trả 2,8 tỷ đô là để giữ nguyên mức dự trữ đó của chúng ta trong suốt năm 2008. Tôi và Charlie cảm thấy điều này rất thú vị."

2. Sử dụng các phép loại suy và ẩn dụ. Một ví dụ lớn là việc ngài Buffett mô tả tâm lý của chúng ta như thế nào sau cuộc suy thoái kinh tế vào năm 2008: "Cho đến cuối năm, các nhà đầu tư thuộc mọi lĩnh vực trở nên tàn bạo và lúng túng, phần lớn như thể họ là những con chim nhỏ đã bị lạc vào trò chơi cầu lông." Và ông tiếp tục đi vào mô tả phản ứng của chính phủ: "Hiểu theo thuật ngữ trong chơi bài poke, Bộ Tài chính và Cục dữ trự liên bang bỏ tất cả tiền họ có vào ván bài để đặt cược. Liều thuốc kinh tế mà trước đó được uống bằng cốc thì này được uống bằng cả thùng lớn." Những phép ẩn dụ nhằm giải thích thêm nhiều cho ý tưởng của ông so với cách sử dụng hàng loạt các thuật ngữ kỹ thuật trước đó.

3. Hãy luôn trung thực và minh bạch. Ngài Buffett đã trình bày một bản tóm tắt về những thành công trong năm 2008 với những tiết lộ sau: "Trong năm 2008 tôi đã làm những điều ngớ ngẩn trong đầu tư. Tôi đã mắc ít nhất một sai lầm lớn về tiền hoa hồng và một vài lỗi nhỏ hơn nhưng cũng gây tổn thất. Tôi sẽ nói rõ với các bạn hơn về những vấn đề này sau. Ngoài ra, tôi đã có một số sai lầm do chểnh mảng, thờ ơ khi xuất hiện những vấn đề mới mà đáng ra tôi phải xem xét lại cách suy nghĩ của mình và hành động nhanh chóng." Thay vì làm giảm đi uy tín của mình, kiểu thật thà hài hước dễ chịu này đã làm cho khán giả tin tưởng hơn vào những gì ông có thể sẽ nói: sau cùng, hiển nhiên ông không hề giấu giếm điều gì.

4. Sử dụng các sự kiện thực để đưa mọi thứ vào ngữ cảnh thực tế. Sau khi giải thích về tình hình tồi tệ của kinh tế trong năm 2008, ngài Buffett đã đưa ra một bối cảnh dựa trên các sự kiện thực tế để xem xét các các thực tiễn đó. "Tuy nhiên, trong số các tin tức xấu đó, đừng bao giờ quên rằng quốc gia chúng ta đã phải đối mặt với những công việc còn khó khăn hơn nhiều trong quá khứ. Chỉ riêng trong thế kỷ 20, chúng tôi đã đương đầu với hai cuộc chiến tranh lớn (một trong số đó ban đầu dường như chúng ta là kẻ bại trận); hàng chục hoặc tương đương những lần hoảng loạn và suy thoái; lạm phát kinh khủng đã lên tới mức 21,5% mức lãi suất sàn vào năm 1980; và cuộc Đại suy thoái của những năm 30, khi đó tỉ lệ thất nghiệp khoảng từ 15% đến 25% kéo dài trong nhiều năm. Nước Mỹ không thiếu những lần thử thách. Tuy nhiên, không hề thất bại, chúng ta đã vượt qua. So với dữ liệu của thời kỳ này với hàng chục thế kỷ khi đó con người chỉ đạt được những thành công nhỏ, nếu có, về cách chúng ta đã tồn tại. Mặc dù con đường đi qua không hề phẳng lặng, nhưng hệ thống kinh tế của chúng ta đã hoạt động khá tốt trong thời gian qua."
Chúng tôi nghĩ rằng những đặc điểm này chỉ là phần mở đầu cho một danh mục dài đối với tất cả chúng ta những ai mong muốn làm cho những con số và các báo cáo tài chính trở nên dễ dàng tiếp cận.
Hãy thử sử dụng những nguyên tắc này lần tới nhé khi bạn chuẩn bị một bài trình bày về chủ đề tài chính. Xét cho cùng, nếu nhà đại tài Warren Buffett có thể làm cho các báo cáo tài chính trở nên đơn giản và thú vị, tại sao chúng ta lại không thể nhỉ?

Tỷ phú Warren Buffett - Bí quyết đầu tư và kiếm tiền

Chỉ đầu tư vào những gì mình hiểu rõ và biết được giới hạn an toàn là điều mà nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett chia sẻ tại Hội nghị Thượng đỉnh Forbes 400.
Đến hẹn lại lên. Mỗi năm, Tạp chí Forbes đều công bố danh sách Forbes 400, điểm mặt 400 nhân vật giàu nhất nước Mỹ. Năm nay, tạp chí này nảy ra sáng kiến mới, tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Forbes 400 vào cuối tháng 9.2010. Tại buổi gặp mặt này, Steve Forbes, ông chủ của Tạp chí, đã trao đổi với nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại Warren Buffett, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Berkshire Hathaway, về bí quyết đầu tư cũng như các hoạt động xã hội của Buffett.
Thành công của ông quả là vô tiền khoáng hậu. Ông có thể cho biết bí quyết đầu tư của mình?
Tôi thấy mình rất may mắn khi có một khởi đầu hết sức thuận lợi. Cha tôi cũng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư. Vì thế, văn phòng của ông đã trở thành sân chơi của tôi vào mỗi dịp cuối tuần. Tôi bắt đầu đọc sách về đầu tư từ năm lên 7 và tôi biết mình muốn gì từ rất sớm. Đó là một lợi thế lớn.
Trong lĩnh vực đầu tư, bạn không cần phải quá thông minh. Tôi luôn nói nếu chỉ số IQ của bạn là 160 thì hãy chia bớt 30 cho người khác, bởi bạn không cần nó khi đầu tư. Điều bạn cần là sự ổn định về mặt cảm xúc. Bạn phải có khả năng tư duy độc lập. Một khi đã đi đến quyết định, hãy tin vào thực tế và lập luận của chính mình và không để ai khiến bạn bị lung lay. Điều này không dễ đối với nhiều người. Có thể nói, tôi rất may mắn vì có được những phẩm chất ấy.
Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, ông đầu tư vào những công ty được đánh giá là có thảm họa tiềm ẩn như General Electric hay Goldman Sachs, trong khi đám đông hành động ngược lại. Ông giải thích thế nào về quyết định này?
Tôi không biết phải giải thích thế nào. Tôi không học điều này từ trường lớp. Tôi không quan tâm đến việc người khác có đi ngược với quyết định của tôi hay không, miễn là cảm thấy mình hiểu được bản chất sự việc. Có rất nhiều thứ tôi hoàn toàn mù tịt và tôi chọn cách tránh xa chúng. Tôi chỉ đầu tư vào những gì mình biết rõ mà thôi. Tom Watson, nhà sáng lập Công ty Sản xuất Máy tính IBM (Mỹ), từng nói: “Tôi không phải thiên tài. Tôi chỉ biết rõ những chấm nhỏ và tôi chỉ quanh quẩn xung quanh chúng”.
Cũng giống như chúng ta bàn về quần vợt. Nếu tập trung đánh banh qua lưới và đừng tự huyễn hoặc mình, chúng ta sẽ có một trận đấu không tồi?
Điều anh nói cũng phần nào giống với những nguyên tắc của tôi. Nguyên tắc thứ nhất là không để thua. Nguyên tắc thứ 2 là không bao giờ quên nguyên tắc thứ nhất. Tôi đã học được phương pháp tránh rơi vào các thảm họa đầu tư từ người thầy Ben Graham. Và bài học quan trọng nhất là bài học về giới hạn an toàn. Bạn không nên lái một chiếc xe tải nặng 9,9 tấn băng qua cây cầu có tấm biển ghi “Trọng tải tối đa 10 tấn”, bởi không gì đảm bảo rằng tấm biển đó đúng cả. Nếu gặp một cây cầu như thế, tốt nhất bạn nên quay lại và tìm một cây cầu khác có tấm biển ghi “Trọng tải tối đa 20 tấn”.
Không thể phủ nhận yếu tố may mắn trong đó?
Đúng là có nhiều yếu tố may mắn. Được sinh ra ở Mỹ vào năm 1930, đối với tôi, là một may mắn lớn. Tôi đã lớn lên trong thời kỳ hưng thịnh của chủ nghĩa tư bản. Điều này đã giúp tôi hiểu được thị trường mà chúng ta có được ngày nay. Bên cạnh đó, tôi được làm những việc mà mình yêu thích và không gì may mắn hơn điều này. Thậm chí, bị Trường Harvard từ chối cũng là một may mắn của tôi, bởi tại Đại học Columbia, tôi đã được theo học Ben Graham, người đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Có thể nói, tôi đã được thần may mắn phù hộ trong suốt 80 năm qua.
Môi trường kinh doanh thay đổi chóng mặt trong thời gian qua. Làm thế nào ông nắm bắt kịp?
Nếu bạn nắm bắt được các nguyên lý, hiểu được nhờ đâu một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, biết được điều gì làm nên một nhà quản lý giỏi, điều gì làm nên một sản phẩm tốt thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng những gì học được từ một lĩnh vực kinh doanh sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Rồi bạn sẽ nhận ra có nhiều thứ mình không cần phải hiểu. Biết nên từ bỏ cái gì cũng quan trọng như biết nên tập trung vào cái gì. Cũng giống như nếu muốn đánh bại huyền thoại cờ vua thế giới Bobby Fischer thì tốt nhất là đừng bao giờ thi đấu với anh ta.
Ông từng nói là nên xây dựng một thành lũy xung quanh doanh nghiệp mình?
Thành lũy vững chắc nhất chính là tài năng của bạn. Đó là thứ mà lạm phát hay những mối nguy khác không thể cướp khỏi tay bạn. Tôi thường bảo các bạn sinh viên hãy quan sát những nhân vật mà họ ngưỡng mộ và viết ra những phẩm chất nào ở người đó khiến họ khâm phục. Và đó là những gì các bạn sinh viên cần có.
Ông là người có khả năng đặc biệt trong việc quản lý đồng tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở. Vài năm trước, ông đã quyết định bắt đồng tiền đi theo hướng khác, đó là phục vụ xã hội? Tại sao?
Nếu quay trở về lúc tôi 20 tuổi, có thể tôi sẽ cho rằng quyết định đó là điên rồ. Nhưng tôi và vợ tôi biết được khi nào là thời điểm thích hợp để tận hưởng cuộc sống. Chúng tôi hầu như đã có mọi thứ mình cần. Cũng có khi một bữa ăn tốn 5 USD lại ngon hơn một bữa ăn 100 USD. Bằng cách này hay cách khác, tôi cho rằng đồng tiền nên quay trở lại phục vụ xã hội. Tôi giỏi kiếm tiền nhưng không giỏi phân phát đồng tiền kiếm được một cách khôn ngoan và hiệu quả. Vì thế, tôi đã đóng góp cho 5 tổ chức hoạt động xã hội, trong đó nhiều nhất là cho Quỹ Gates Foundation của tỉ phú Bill Gates. Tôi rất hài lòng về quyết định này.
Ông có thể chia sẻ những quyết định sai lầm của mình và bài học từ đó?
Để đưa ra được quyết định sáng suốt, trước hết, bạn cần nhận ra được quyết định nào của mình là sai lầm và sai ở điểm nào. Tôi đã phạm nhiều sai lầm và sẽ còn tiếp tục mắc sai lầm. Đó là bản chất của cuộc chơi. Đừng kỳ vọng vào sự hoàn hảo ở bản thân mà hãy luôn cố gắng hết sức.
50 năm nữa, ông muốn mọi người nghĩ đến điều gì khi nhắc đến ông?
Tôi mong mọi người sẽ nghĩ đến Berkshire Hathaway và hy vọng Công ty vẫn hoạt động hiệu quả ở thời điểm ấy. Tôi thực sự mong mọi người nhớ đến những gì tôi chia sẻ ngày hôm nay, dù chúng không có vẻ gì là cao siêu cả. Tôi nhận thấy những người thành công đều có một người thầy vĩ đại, người đã để lại ảnh hưởng của mình lên họ. Điều này quan trọng hơn tiền bạc rất nhiều

Tuesday, November 2, 2010

Ngân Khánh - Thập đại mỹ nhân VLTK 2006

1281942855
                                                    
                               Thập đại mỹ nhân VLTK 2006





4 năm quả là một bước dài của Ngân Khánh. Trở thành một diễn viên truyền hình ăn khách: Gọi giấc mơ về, Vũ điệu bella, Ghen, Mây trắng ngang trời, Tường vy cánh mỏng, Những cánh hoa bay… phim điện ảnh Khi yêu đừng quay đầu lại, rồi lấn sân qua sân khấu kịch: Xin lỗi em chỉ là con đĩ và hiện là ca sĩ độc quyền của Musicbox. Ngân Khánh vừa ra mắt album online với 10 ca khúc. Tuy diễn xuất tốt nhưng giọng hát mỹ nhân ngày ấy chỉ thuộc hạng trung bình.

1281946112
1282158211
 ....