Monday, March 5, 2012

Chart Patterns - Mô hình khoảng trống Gaps

Khoảng trống (Gaps) được xem là 1 phần không thể thiếu trong kỹ thuật sử dụng đồ thị nến Nhật, đây là 1 kỹ thuật vô cùng quan trọng trong đồ thị nến. Để định nghĩa đơn giản 1 khoảng trống như sau: khoảng trống xuất hiện khi giá mở cửa không trùng với giá đóng cửa của ngày hôm trước, có nghĩa là không có giá trị và cũng không có khối lượng giao dịch trao tay giữa khoảng trống này....

Mô hình khoảng trống Gaps (Windows)

Khoảng trống (Gaps) được xem là 1 phần không thể thiếu trong kỹ thuật sử dụng đồ thị nến Nhật, đây là 1 kỹ thuật vô cùng quan trọng trong đồ thị nến. Để định nghĩa đơn giản 1 khoảng trống như sau: khoảng trống xuất hiện khi giá mở cửa không trùng với giá đóng cửa của ngày hôm trước, có nghĩa là không có giá trị và cũng không có khối lượng giao dịch trao tay giữa khoảng trống này.

Một khoảng trống tăng giá (Gap Up) xảy ra khi giá mở cửa ngày thứ 2 lớn hơn giá đóng cửa của ngày thứ 1. Trái lại, 1 khoảng trống giảm giá (Gap Down) xảy ra khi giá mở cửa của ngày thứ 2 thấp hơn giá đóng cửa của ngày thứ 1.

Có rất nhiều diễn biến tâm lý ẩn đằng sau khoảng trống này, chúng có thể thường được sử dụng như sau:

* Kháng cự (Resistance): Khi đường giá tạo ra 1 khoảng trống giảm giá thì khoảng trống đó đóng vai trò là đường kháng cự lâu dài và bền vững.
* Hỗ trợ (Support): Khi đường giá tạo 1 khoảng trống tăng giá thì khoảng trống đó có thể đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ của đường giá trong tương lai lâu dài và bền vững.

Ví dụ minh hoạ khoảng trống tăng:




Thông thường sau 1 khoảng trống thì đường giá sẽ có khuynh hướng lấp đầy khoảng trống đó, đây là 1 hiện tượng rất thường xảy ra. Hãy tưởng tượng khoảng trống như là 1 lỗ thủng trên bức tranh đồ thị giá và chúng ta cần phải khoả lấp lỗ thủng đó. Thông thường sau khi đường giá lấp đầy khoảng trống thì nó có khuynh hướng tiếp tục tiếp tục di chuyển theo hướng đã tạo ra khoảng trống trước đó.

Như ví dụ minh hoạ trên, đường giá đã đảo chiều tăng giá trở lại (cùng chiều với hướng di chuyển đường giá tạo ra khoảng trống trước đó), sau khi khoảng trống được lấp đầy thì lúc này nó (khoảng trống) đóng vai trò như là mức hỗ trợ. Các nhà đầu tư và đầu cơ xem đây là vùng hầu như chắc chắn sẽ tăng lên.

Tương tự, ví dụ minh hoạ khoảng trống giảm:




Khoảng trống giảm đóng vai trò là vùng kháng cự và khoảng trống tăng đóng vai trò như là vùng hỗ trợ.

Khoảng trống là vùng rất quan trọng trong đồ thị giá, chúng có thể giúp nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật tốt hơn trong việc tìm kiếm những vùng hỗ trợ và kháng cự. Nó cho ta biết vùng hỗ trợ và kháng cự làm việc như thế nào, và chúng ta có thể sử dụng chúng để xây dựng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp. Khoảng trống là phần rất quan trọng trong mẫu đồ thị nến, nó là 1 dạng mẫu đồ thị đặc biệt cần được lưu ý.

Nguồn: http://srsc.com.vn/forum/phan-tich-ky-thuat/6371-bai-11-cac-hinh-mau-ky-thuat-chart-patterns-phan-6-a.html#ixzz1oEIoj7e4

Chart Patterns - Mẫu nến Shooting Star (SS)

Mô hình Shooting Star

Mẫu nến Shooting Star (SS) có ý nghĩa là mẫu nến đảo chiều giảm giá, chủ yếu xảy ra ở đỉnh của xu hướng tăng giá.


· Mẫu SS được tạo ra khi giá mở cửa, giá thấp nhất, giá đóng cửa có mức gần giống nhau. Ngoài ra nó còn có 1 bóng trên dài; thông thường được định nghĩa ít nhất là gấp 2 lần độ dài của thân nến.
· Khi giá thấp nhất và giá đóng cửa ở mức gần giống nhau thì mẫu nến SS được hình thành và chứa đựng dấu hiệu giảm giá, nó được xem như là 1 mẫu nến giảm giá mạnh bởi vì sự giảm giá đã loại bỏ được hoàn toàn xu hướng tăng giá mạnh trước đó, sự tăng giá này đã đẩy giá lên rất cao nhưng cuối cùng lực bán đã xuất hiện ở mức giá cao nhất trong ngày và đã đưa giá đóng cửa thấp hơn mức giá mở cửa.
· Mẫu nến SS được xem như là dấu hiệu giảm giá yếu khi giá mở cửa và thấp nhất xấp xỉ nhau. Sự tăng giá đã có thể chống lại sự giảm giá đôi chút nhưng cũng không thể đẩy mức giá đóng cửa xa hơn mức giá mở cửa.
· Bóng trên dài của mẫu SS ngụ ý rằng: thị trường đã thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm mức kháng cự hay chỗ mà lực cung được thiết lập. Khi thị trường tìm được vùng kháng cự là mức giá cao nhất trong ngày, lúc này sự giảm giá cũng đã bắt đầu đẩy đường giá đi xuống thấp hơn và cuối cùng dừng lại gần với mức giá mở cửa. Như vậy sự giảm giá đã loại bỏ phần lớn xu hướng tăng giá được hình thành trước đó.

Ví dụ minh hoạ:




Theo đồ thị trên, thị trường đã bắt đầu thử thách nhà đầu tư để tìm kiếm nơi mà lực cung sẽ tham gia vào thị trường, cuối cùng đường giá cũng đã tìm thấy ngưỡng kháng cự tại mức giá cao nhất trong ngày. Trên thực tế, đã có ngưỡng kháng cự rất mạnh xảy ra khi có sự bán tháo tích cực ở mức giá cao nhất trong ngày. Đường giá đã đóng cửa thấp hơn so với mức mở cửa; đây là 1 dấu hiệu giảm giá. Đối với những nhà đầu tư năng động thì mẫu nến SS được dùng để làm rõ thêm tín hiệu bán. Một thân nến đỏ (có sự khác biệt giữa giá đóng của và mở cửa) được xem như là 1 tín hiệu khá mạnh. Nếu như ngày kế tiếp lại là 1 nến giảm thì cảnh báo của mẫu SS phải được sử dụng bởi vì giá đóng cửa của mẫu SS (ví dụ trên) vẫn nằm trên đường hỗ trợ của xu hướng giá.

Mẫu SS là 1 mẫu nến hết sức hữu ích để các nhà đầu tư xác định ngưỡng hỗ trợ hoặc nơi mà lực cung được thiết lập. Sau một xu hướng tăng giá, mẫu nến SS xuất hiện có thể cảnh báo nhà đầu tư xu hướng tăng giá đó đã kết thúc hoặc có khả năng sẽ rút ngắn chu kỳ tăng giá đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên sử dụng những chỉ báo thị trường khác kết hợp với mẫu nến SS để xác định tín hiệu bán. Ví dụ như chờ đợi ngày tiếp theo nếu vẫn là 1 ngày mất điểm hoặc những chỉ báo khác gây bất lợi cũng như đường xu hướng tăng giá bị bẻ gãy.

Nói chung, nhà đầu tư nên chờ đợi thêm dấu hiệu của nến xác nhận trước khi ra quyết định chính thức.

Chart Patterns - Mô hình lá cờ

Mô hình lá cờ

Mô hình “lá cờ” thường xuất hiện sau một giai đoạn biến động tăng hoặc giảm đáng kể của thị trường.

Sau mỗi đợt biến động mạnh, thông thường đường giá cần có điểm dừng. Trạng thái dừng của thị trường thường xuất hiện dưới dạng “lá cờ”. Sau trạng thái dừng thì giá sẽ tiếp tục khuynh hướng của nó trước đó, do vậy “lá cờ” được coi là mô hình biến động liên tục và được xếp vào mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng.

Đồ thị EBAY dưới đây chỉ ra mô hình “lá cờ”:



Tín hiệu mua:

Khi giá chuyển động nhiều hơn và các mức giá khá ổn định sẽ tạo ra các đường hỗ trợ và kháng cự, tín hiệu mua xuất hiện khi đường giá cắt đường kháng cự (Resistance) và giá đóng cửa có chiều hướng đi lên.

Tín hiệu bán:

Giả sử giá đang đi xuống trước đó và sau một thời gian ổn định thì tín hiệu bán là khi đường giá cắt đường hỗ trợ (support) và giá đóng cửa nằm dưới đường hỗ trợ.


Chart Patterns - P3 - Mô hình tam giác

Mô hình tam giác

Mô hình “tam giác” cũng là mô hình biến động liên tục và sử dụng các khái niệm hỗ trợ và kháng cự và điểm đột phá về giá. Mô hình này được xếp vào mẫu đồ thị tiếp tục xu hướng giá. Đồ thị dưới đây của AMZN cho thấy mô hình “Tam giác”:







Nhìn chung khi giá có những biến động đáng kể chúng sẽ vượt qua trạng thái dừng. Khi sử dụng mô hình “Tam giác”, giai đoạn ổn định giá sẽ bao gồm các đáy giá cao hơn và thấp hơn, hình thành nên hình “Tam giác”. Khi đường hỗ trợ và kháng cự bắt đầu hội tụ, thì giá sẽ bùng nổ thoát ra ngoài khu vực ổn định và tiếp tục khuynh hướng biến động trước đó.

Tín hiệu mua:
Là khi đường giá cắt đường kháng cự (Resistance) theo hướng đi lên. Tín hiệu thường mạnh hơn khi giá ở giai đoạn tăng vượt qua điểm bứt phá.

Tín hiệu bán:
Khi đường giá cắt đường hỗ trợ (Support) theo hướng đi xuống. Thông thường tín hiệu bán sẽ mạnh hơn khi giá ở giai đoạn đi xuống và vượt qua điểm bứt phá.

Có hai loại biến thể của mô hình “Tam giác” là mô hình “Tam giác” đi lên và đi xuống.

Mô hình Tam giác đi lên và Tam giác đi xuống

Hai biến thể gần nhất của mô hình “Tam giác” là mô hình “Tam giác đi lên” và “Tam giác đi xuống” được thể hiện trong đồ thị của hợp đồng vàng futures 100 ounce:












Mô hình “Tam giác đi lên”

Tam giác đi lên cho thấy khuynh hướng thị trường đi lên so với mô hình tam giác thông thường. Cùng với mô hình tam giác đi lên, các mức giá đáy ngày càng cao hơn (dấu hiệu thị trường tăng) và đôi lúc là các mức giá đỉnh cũng ngày càng cao hơn (cũng là dấu hiệu thi trường tăng) được hình thành

Tín hiệu mua:
Cũng như cách hình thành mô hình “Tam giác” thông thường, mô hình “Tam giác đi lên” đưa ra tín hiệu mua khi đường giá cắt đường kháng cự theo hướng đi lên và tín hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn tăng vượt qua điểm bứt phá.

Mô hình “Tam giác đi xuống”

Tam giác đi xuống cho thấy khuynh hướng thị trường đi xuống so với mô hình tam giác thông thường. Khi mô hình tam giác đi xuống được hình thành, các mức giá đáy ngày càng thấp hơn (dấu hiệu thị trường giảm) và thường là các mức giá đỉnh ngày càng thấp hơn được hình thành (nhìn chung là dấu hiệu thị trường giảm)

Tín hiệu bán:
Cũng như cách hình thành mô hình “Tam giác” thông thường, mô hình “Tam giác đi xuống” đưa ra tín hiệu bán khi đường giá cắt đường hỗ trợ theo hướng đi xuống và tín hiệu cũng sẽ mạnh hơn khi giá đang trong giai đoạn giảm vượt qua điểm bứt phá.

Mô hình tam giác là một công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả cho việc đặt lệnh mua bán.

Chart Patterns - P2 - Các mô hình đảo chiều

Các mô hình đảo chiều Double Bottom, Doube Top, Falling Wedge, Head & Shoulders Top, Rounding Bottom, Triple Bottom và Triple Top...
Double bottom - Mô hình hai đáy



Mô hình hai đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ hai). Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều. Có điều là mô hình này tương đối dễ nhận ra nên cũng rất dễ nhầm do đó nhà đầu tư nên cẩn thận khi quyết định tham gia trong thời kỳ này. Thực tế thống kê cho thấy nếu nhà đầu tư nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện "breakout" (đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ còn 3%.

Để có thể nhận diện chính xác mô hình, nhà đầu tư nên chú ý đến một số vấn đề: đáy thứ hai không nên xuống vượt quá đáy thứ nhất; khoảng thời gian giữa hai đáy cũng là một dấu hiệu quan trọng-thời gian càng dài thì độ chính xác càng cao-ít nhất phải là một tháng và có thể kéo dài nhiều tháng.

Double top - Mô hình hai đỉnh



Mô hình hai đỉnh hình thành khi đường biểu diễn sự biến động của giá chứng khoán hình thành hai đỉnh trên biểu đồ. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá chứng khoán rơi xuống dưới mức sàn đáy (điểm dưới cùng của đáy) của toàn mô hình. Mô hình hai dỉnh là mô hình thể hiện sự đảo ngược của xu hướng tăng giá chứng khoán – nó đánh dấu quá trình chuẩn bị cho xu hướng đi xuống của xu hướng tăng giá trong hiện tại (nó báo hiệu cho một thị trường giảm giá). Vì đây là mô hình rất hay thường gặp và rất dễ nhận ra nên khi nhận định về thị trường chúng ta nên xem xét một cách cẩn then. Bolkowski ước tính mức thất bại của mô hình này là 65% nếu nhà đầu tư đợi đến mức đột biến giá (Breakout) mới tiến hành giao dịch thì mức rủi ro giảm xuống còn 17%.

Falling wedge - Mô hình cái nêm hướng xuống



Mô hình Falling wedge là một hình mẫu kỹ thuật dạng bullish (chỉ báo thị trường tăng giá), mô hình bắt đầu thì biên khoảng cách giữa hai đường xu thế rộng sau đó độ rộng giảm dần khi giá chứng khoán giảm. Sự biến động của giá hình thành một hình chóp nón hướng xuống dưới do các đỉnh và đáy dần hội tụ. Hình mẫu kỹ thuật Falling wedge trượt hướng xuống phía dưới và có dấu hiệu bullish (chỉ báo thị trường tăng giá), tuy nhiên dấu hiệu bullish (chỉ báo thị trường tăng giá) này sẽ không thể được nhận ra cho đến khi có "breakout" (đảo chiều xu thế ) khỏi đường kháng cự. Khi mô hình mang tính continuation (tiếp tục xu thế của thị trường), thì Falling wedge vẫn sẽ hướng xuống dưới và xu hướng này ngược với xu thế của thị trường hiện tại. Khi nó mang tính reversal (đảo ngược với xu thế của thị trường), thì Falling wedge hướng trượt xuống dưới cùng với xu thế của thị trường. Nhưng cho dù Falling wedge thuộc loại nào thì nó vẫn là hình mẫu kỹ thuật báo hiệu sự tăng giá!

Head and shoulders top - Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai


Đỉnh đầu vai là một hình mẫu kỹ thuật hết sức phổ biến đối với những nhà đầu tư vì nó là một hình mẫu kỹ thuật đáng tin cậy nhất trong tất cả những hình mẫu kỹ thuật được trình bày trong đề tài nghiên cứu này, đồng thời nó cũng thường được nhận ra một cách dễ dàng. Những nhà phân tích kỹ thuật ít kinh nghiệm thường mắc lỗi đối với hình mẫu kỹ thuật này vì họ nhận thấy nó xuất hiện khá phổ biến trên biểu đồ. Những nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp thường nhận biết hình mẫu kỹ thuật này thông qua những biến cố thực sự. Đỉnh đầu vai là loại hình mẫu kỹ thuật đảo ngược xu thế của thị trường. Nó là dấu hiệu quan trọng đánh dấu sự đảo chiều của xu thế biến động giá chứng khoán từ xu thế tăng giá chuyển thành xu thế giảm giá.

Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai thực ra là sự mô phỏng theo hình dáng đầu và hai vai của con người, hình mẫu gồm ba đỉnh cao nhọn được tạo bởi ba điểm khôi phục - tăng giá trở lại sau khi giá giảm trong sự biến động của giá chứng khoán. Đỉnh đầu tiên – vai trái – xuấn hiện khi giá chứng khoán tăng đạt tới đỉnh của nó và sau đó giảm xuống. Đỉnh thứ hai – cái đầu - xảy ra khi giá chứng khoán tăng lên đến một đỉnh cao mới cao hơn đỉnh của vai trái rồi sau đó lại giảm xuống. Đỉnh thứ ba – vai phải – xuất hiện khi giá chứng khoán tăng một lần nữa nhưng không cao bằng đỉnh thứ hai, rồi lại giảm xuống sau khi đã đạt được đỉnh của nó. Đỉnh của hai “vai” chắc chắn sẽ thấp hơn đỉnh của “đầu”. Trong mô hình phân tích cổ điển thì hai đỉnh của hai vai phải cân bằng với nhau nhưng điều quan trọng nhất quyết định của mô hình này đó chính là đường nối hai đáy của hai vai gọi là đường “vòng cổ” – neckline – mô hình sẽ bị phá vỡ khi đường vòng cổ bị xuyên chéo bởi giá chứng khoán và giá chứng khoán tiếp tục giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline – các chuyên viên Phân tích kỹ thuật cho rằng mô hình không được khẳng định là đúng cho tới khi giá chứng khoán giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline.

Rounding bottom - Hình mẫu kỹ thuật đáy vòng cung


Rounding bottom là một hình mẫu kỹ thuật đảo ngược xu hướng biến động thị trường – reversal – dài hạn, nó thường được dùng để phân tích với biểu đồ hàng tuần. Nó đại diện cho một thời kỳ củng cố dài hạn trong xu thế biến động của giá chứng khoán, nó là mô hình chuyển tiếp từ một khuynh hướng giảm giá liên tục – Bearish – sang một khuynh hướng tăng giá mạnh – bullish. Sự xác nhận của khuynh hướng tăng giá mới – bullish – khi khuynh hướng biến động giá chứng khoán vượt qua đường miệng của vòng cung, nó đánh dấu một khuynh hướng mới trong quá trình biến động của giá chứng khoán, như một mức hỗ trợ của sự đột biến giá chứng khoán, đường này cũng được coi là mức kháng cự của xu thế mới. Tuy nhiên, Rounding bottom đại diện cho sự đảo chiều của sự biến động giá chứng khoán trong dài hạn và mức hỗ trợ mới cũng trở thành không mấy quan trọng nữa.

Triple bottom - Hình mẫu kỹ thuật ba đáy



Mô hình ba đáy được hình thành bởi ba đáy phụ riêng biệt với mức xấp xỉ bằng nhau. Mô hình ba đáy được xem như là mô hình cải tiến của mô hình đỉnh đầu vai ngược, mô hình ba đáy là hình mẫu dạng đảo ngược xu thế biến động của thị trường. Thứ duy nhất để phân biệt giữa mô hình ba đáy và mô hình đỉnh đầu vai ngược đó chính là đỉnh - “đầu” – nằm giữa hai “vai”. Mô hình ba đáy biểu diễn xu thế giảm xút trong quá trình nó trở thành một xu thế tăng giá. như vậy nó chỉ còn hợp lệ khi nó vẫn trong quá trình giảm xút so với hai đỉnh ở giữa hay là nó chưa đi xuyên chéo qua đường vòng cổ – neckline – vượt qua mức kháng cự của mô hình. Bởi vì hình mẫu kỹ thuật này rất dễ nhầm lẫn với nhiều hình mẫu kỹ thuật khác cho nên cach chuyên viên phân tích khuyên rằng để ứng dụng mô hình này một cách có hiệu quả cao nhất trong quá trình đầu tư, chúng ta nên chờ đợi một dấu hiệu "breakout" một cách rõ ràng thông qua sự xuyên chéo của đường biểu diễn giá chứng khoán với đường kháng cự của mô hình – neckline – trước khi nhận định đây có phải thực sự là hình mẫu kỹ thuật dạng “ba đáy” hay không

Triple top - Hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh



Mô hình ba đỉnh được xem là mô hình cải tiến của mô hình đỉnh đầu vai. Tương tự như mô hình “ba đáy” thứ duy nhất để phân biệt một cách rõ ràng giữa mô hình này với mô hình đỉnh đầu vai đó chính là đỉnh “đầu” nằm giữa hai “vai”, trong mô hình “ba đỉnh” thì ba đỉnh xấp xỉ cao bằng nhau, nhưng trong mô hình “đỉnh đầu vai” thì hoàn toàn khác, đỉnh đầu cao hơn hẳn so với hai vai hai bên. Như hình minh hoạ ở bên dưới thì mô hình “ba đỉnh” được hình thành từ ba đỉnh sắc nhọn, cả ba đỉnh có độ cao gần bằng nhau. Một đỉnh trong bộ ba xuất hiệ khi giá chứng khoán đang ở trong giai đoạn tăng giá, sự tăng giá lên tới mức kháng cự của mô hình sau đó giá chứng khoán giảm xuống mức hỗ trợ của mô hình, sau đó xuất hiện sự tăng giá trở lại nhưng chỉ đạt đến mức kháng cự ngang bằng với mức kháng cự của mô hình và lại giảm xuống, sự tăng giá trở lại mức kháng cự thứ ba trước khi giá chứng khoán bị giảm một cách nhanh chóng xuống dưới mức hỗ trợ của mô hình. Hình mẫu kỹ thuật ba đỉnh là một hình mẫu dạng đảo chiều của thị trường nó đánh dấu một thời kỳ chuyển tiếp giữa một xu thế tăng giá và một xu thế giảm giá. Điều kiện đầu tiên của mô hình đó là phải được bắt đầu băng một xu thế tăng giá. Các chuyên viên phân tích khuyên rằng nhà đầu tư nên đợi sự xuất hiện của sự xuyên chéo giữa đường biểu diễn giá chứng khoán với đường hỗ trợ của mô hình – neckline – một cách rõ ràng. nếu giá chứng khoán không giảm mạnh sau sự xuất hiện đỉnh thứ ba thì đó không phải là mô hình “ba đỉnh”. Đôi khi trong thực tế mô hình “ba đỉnh” không thực sự xảy ra một cách hoàn hảo ví dụ như ít khi ba đỉnh có độ cao xấp xỉ bằng nhau, mà sự bằng nhau chỉ mang tính chất có sự sai lệch có thể chấp nhận được

Hình mẫu kĩ thuật ( Chart patterns) - P1

Hình mẫu kĩ thuật hay còn gọi là các mô hình giá hoặc hình mẫu giá là các “bức tranh” hay các mô hình biến động nhất định của giá xuất hiện trên biều đồ giá thị trường. Trong Phân tích kỹ thuật, các hình mẫu kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng bởi mục tiêu sau cùng của các nhà phân tích là tìm ra được sự lặp lại của một dạng biến động nhất định của giá đã xuất hiện trong quá khứ ở hiện tại và tận dụng những kinh nghiệm có được trong quá khứ về mô hình này cũng như những kết quả đã thống kê được để có một phương án tốt nhất cho quyết định đầu tư trong hiện tại.

Hình mẫu kỹ thuật dù được áp dụng khá rộng rãi với nhiều đối tượng chứ không chỉ riêng chứng khoán chẳng hạn như áp dụng trong các giao dịch ngoại hối, trong phân tích các thị trường Futures của các hàng hoá thông thường,… và còn áp dụng trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn, tuy nhiên ta có thể phân chia một cách tổng thể nhất thành hai loại là mô hình mang tính cung cố hay duy trì xu thế hiện tại của thị trường và mô hình làm đảo chiều xu thế hiện.

Dưới đây ta cũng chỉ nghiên cứu được những mô hình chủ yếu và quan trọng nhất trong phân tích kỹ thuật còn rất nhiều dạng khác đều là biến thể của các dạng cơ bản này.

Ascending triangle - Tam giác hướng lên




Mô hình tam giác hướng lên nhìn chung được coi là một dạng mô hình trung gian mang tính củng cố hay báo hiệu sự tiếp tục xu thế hiện tại của thị trường. Tuy nhiên đôi khi nó cũng mang tính đảo ngược. Thường thì mô hình này cần ít hơn ba tháng để hoàn thiện và khi xuất hiện thường kèm theo sự gia tăng của khối lượng giao dịch. Với mô hình này ta có thể nhận thấy sự hội tụ của hai đường kháng cự và hỗ trợ thể hiện bằng sự thu hẹp khoảng cách giữa các đỉnh và các đáy của thị trường, kéo dài hai đường kháng cự và hỗ trợ chúng sẽ cắt nhau ở đỉnh tam giác ở phía phải đồ thị. Đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ hướng lên cho thấy các mức giá cao có xu thế giữ nguyên còn các mức giá thấp nhất lại có xu thế tăng dần lên, điều này cũng có nghĩa là người mua có động cơ mạnh hơn người bán.

“Breakout” (break-out có nghĩa là điểm xuất hiện sự đảo chiều của xu thế thị trường, ở đây sẽ dùng nguyên văn tiếng Anh) sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/4 chiều ngang của mô hình (tính từ điểm bắt đầu mô hình đến điểm cắt nhau của hai đường kháng cự và hỗ trợ)."Breakout" phá vỡ đường kháng cự sẽ chứng tỏ mô hình mang tính củng cố còn nếu phá vỡ đường hỗ trợ sẽ chỉ ra rằng mô hình mang tính đảo chiều. Có một cách để ước lượng mức giá mục tiêu thấp nhất mà sự đột phá ra ngoài mô hình này có thể đạt tới là xác định mức giá của điểm giao nhau dự kiến của hai đường kháng cự và hỗ trợ kéo dài. Tiếp đó ta đo chiều cao của mô hình tam giác tức là khoảng cách (đo theo chiều thẳng đứng) giữa điểm cao nhất của đường kháng cự và điểm thấp nhất của đường hỗ trợ, rồi cộng khoảng này vào mức giá của giao điểm vừa đo ở trên nếu là "breakout" hướng lên và sẽ lấy mức giá của giao điểm trừ đi khoảng này nếu là "breakout" hướng xuống.

Cup and Handle - Mô hình cốc và Chuôi




Mô hình cốc và chuôi xuất hiện khi thị trường đang trong xu thế lên giá và nó củng cố xu thế đó của thị trường. Mô hình này gồm hai phần: phần “cốc” và phần cái “chuôi”, mô hình “cốc” kéo dài trong 1 đến 6 tháng còn mô hình chuôi kéo dài trong 1 đến 4 tuần. Phần cốc hình thành sau một đợt tăng giá của thị trường và có dạng đáy vòng xuống. Khi mô hình “cốc” hoàn thành một mô hình khung giao dịch sẽ tiếp tục hình thành ở phía bên phải và tạo nên cái “chuôi” (như hình vẽ).

Thường thì tính củng cố của mô hình sẽ được đảm bảo hơn nếu xu thế tăng giá ban đầu kéo dài trong vài tháng tức là đảm bảo nó không quá yếu. Cũng cần lưu ý với dạng của mô hình cốc: đáy của nó càng vòng càng tốt và nếu như nó quá nhọn và gần giống với chữ V thì rất dễ chuyển tính chất thành mô hình đảo chiều. Một mô hình cốc hoàn hảo sẽ có hai thành cốc cao ngang nhau, độ sâu của nó hoàn lại khoảng 1/3 hoặc ít hơn mức tăng giá trước đó, tất nhiên điều này ít khi xảy ra. Với thị trường có độ bất ổn lớn (volatile) thì mức hoàn lại có thể trong khoảng 1/3 đến ẵ, them chí có thể đạt đến 2/3.

Mô hình “chuôi” làm cho đợt gia tăng giá ở bên phải “cốc” ngừng lại và biến động nhỏ trong một khung giao dịch và có thể kéo lùi giá lại một chút so với thành “cốc”.Toàn bộ chiều cao của khung thường đạt mức 1/3 chiều cao “cốc”. "Breakout" xuất hiện sẽ phá vỡ mức kháng cự và tiếp tục xu thế tăng giá của thị trường.

Descending Triangles - Tam giác hướng xuống




Mô hình tam giác thường xuất hiện trong thị trường xuống giá và cũng mang tính củng cố (hay duy trì) xu thế hiện tại. Thời gian tồn tại của mô hình này là khoảng 1 đến 3 tháng. Hai đường kháng cự và hỗ trợ có xu hướng hội tụ, đường kháng cự hướng xuống còn đường hỗ trợ nằm ngang.

Về điểm xuất hiện "breakout", điểm giá mục tiêu sau "breakout" cũng như mối quan hệ giữa điểm hội tụ hai đường kháng cự, hỗ trợ và độ dài của mô hình ta có thể xem ở phần mô hình tam giác hướng lên.

Mô hình này phản ánh tâm lý người mua cho rằng cổ phiếu đang vượt quá giá trị thực của nó và mức giá hợp lý phải thấp hơn do đó mà đường kháng cự đi xuống trong khi đường hỗ trợ nằm ngang.Rõ ràng nếu xuất hiện "breakout" thì giá sẽ tiếp tục giảm.Điểm khác biệt với mô hình tam giác hướng lên là ở chỗ khối lượng giao dịch sẽ ít dần đi và càng ít khi tiến gần đến điểm hội tụ.

Symmetrical triangle - Hình mẫu kỹ thuật tam giác cân




Nói chung một hình mẫu tam giác được xem xét như là một hình mẫu dạng tiếp tục xu thế của thị trường hoặc là một hình mẫu củng cố của xu thế. Tuy nhiên, đôi khi nó đánh dấu một sự đảo ngược của khuynh hướng. Nói chung hình mẫu kỹ thuật “tam giác cân” được xem xét như là những mẫu trung gian chuyển tiếp của xu thế biến động giá chứng khoán. Thông thường nó cần khoảng một tháng để hình thành, ít khi nó cần đến ba tháng để hình thành. Sự hội tụ của hai đường kháng cự và hỗ trợ đã mang lại cho chúng ta hình dáng của hình mẫu kỹ thuật “tam giác cân”. Trên thị trường chứng khoán dạng hình mẫu kỹ thuật này khá dễ dàng để nhận biết nó, ngoài ra hình mẫu kỹ thuật này cũng được các chuyên viên Phân tích dùng như một công cụ đáng tin cậy để giao dịch, nhưng các chuyên viên cũng cảnh báo rằng tín hiệu đáng tin cậy để giao dịch đó là sự xuyên chéo một trong hai đường trendline bởi đường biểu diễn sự biến động giá chứng khoán một cách rõ ràng.

Flags and Pennants - Mô hình cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo




Hình mẫu kỹ thuật Flags & Pennants là những mô hình continuation - tiếp tục xu thế của thị trường trong ngắn hạn, nó đánh dấu một bước củng cố để tiếp tục lấy lại xu thế của thị trường. Thông thường trước khi xảy ra những hình mẫu kỹ thuật này thì được xác nhận bằng sự tăng hoặc giảm giá mạnh kết hợp với khối lượng giao dịch lớn, nó đánh dấu điểm chính giữa của xu thế biến động giá (thực chất nó là những hình mẫu kỹ thuật mang tính chất củng cố của xu hướng biến động giá chứng khoán). Để được xem xét là một hình mẫu kỹ thuật mang tính continuation - tiếp tục xu thế của thị trường - nó cần được xác nhận bằng một khuynh hướng diễn ra trước đó.

Rectangle - Hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật




Hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật – Rectangle – là một dạng mô hình tiếp tục xu thế của thị trường, nó trông giống như trong một kênh giao dịch cho đến cuối của xu thế biến động giá chứng khoán. Hình mẫu kỹ thuật này có thể được nhận biết một cách rõ ràng thông qua hai đường nối các đỉnh và các đáy trong xu thế biến động giá chứng khoán. đường nối các đỉnh và các đáy của xu thế biến động giá chứng khoán tạo thành đỉnh và đáy của hình chữ nhật. Những hình chữ nhật đôi khi được xem như những khung giao dịch, những khu vực củng cố hoặc bế tắc trong sự biến động của giá chứng khoán. có nhiều sự tương đồng giữa mô hình “hình chữ nhật” – Rectangle và mô hình “tam giác cân” - Symmetrical triangle, trong khi cả hai đều là những hình mẫu kỹ thuật tiếp tục khuynh hướng của thị trường, chúng đều mang lại những thông tin khá quan trọng đó là dự báo những đỉnh và đáy của xu thế. Không như với hình mẫu kỹ thuật tam giác cân, hình mẫu kỹ thuật hình chữ nhật chỉ hoàn thiện cho tới khi "breakout" xuất hiện. thỉnh thoảng những tín hiệu sớm có thể được nhận biết, nhưng thường thì dấu hiệu "breakout" khó có thể xác định trước một cách sớm và chính xác. Rectangle có thể diễn ra trong một vài tuần hoặc trong vài tháng, thông thường thì hình mẫu này diễn ra trong khoảng ba tuần, trong trường hợp lý tưởng Rectangle có thể diễn ra trong khoảng ba tháng, nói chung những dấu hiệu "breakout" do những Rectangle diễn ra trong thời gian dài thường tin cậy hơn những dấu hiệu "breakout" được mang lại bởi những Rectangle diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Các mẫu hình củng cố và đảo chiều xu hướng

Một trong những đặc điểm hữu ích của việc phân tích đồ thị là việc phân tích những mô hình giá. Mô hình giá được chia ra thành nhiều phân loại. Mô hình giá thể hiện giá trị mà ta có thể dự đoán được.

Những mô hình giá tiết lộ về cuộc chiến giữa lực cung và lực cầu. Cuộc chiến này được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa những mức hỗ trợ và kháng cự khác nhau. Mô hình giá cho phép người đọc đồ thị biết được trong cuộc chiến đó lực cung hay lực cầu đang chiến thắng. Mô hình giá được chia thành 2 nhóm – những mô hình đảo chiều và những mô hình tiếp tục. Những mô hình đảo chiều thường cho thấy một sự đảo ngược xu hướng đang diễn ra. Những mô hình tiếp tục thường là mô hình cho thấy sự tạm thời chấm dứt xu hướng hiện tại. Việc hình thành mô hình tiếp tục thường tốn ít thời gian hơn việc hình thành mô hình đảo chiều. Mô hình tiếp tục được hiểu là: sau một thời gian tạm thời chấm dứt xu hướng cũ thí nó sẽ tiếp tục quay về lại xu hướng ban đầu đó.

Những mô hình đảo chiều

+ Mô hình đầu vai

Mô hình đầu vai rất phổ biến và có thể nói là mô hình đảo chiều đáng tin cậy nhất. Đầu và hai vai là 3 chóp nổi lên rõ nét. Chóp ở giữa hay còn gọi là đầu sẽ nhô cao hơn hai chóp hai bên (hai vai). Đường xu thế hay còn gọi là đường cổ (neckline) được vẽ bên dưới hai mức thấp nằm giữa đầu và vai. Điểm kết thúc bên dưới đường cổ là dấu hiệu quan trọng để nhận biết sự đảo chiều của thị trường. (Xem Figure 5-1)




Mục tiêu giá được xác định bằng cách đo hình dạng của các mô hình giá khác nhau. Kỹ thuật đo đạc ở đây là việc đo khoảng cách thẳng đứng giữa đỉnh đầu và đường cổ. Và kế đến là định ra khoảng cách thẳng đứng bắt đầu từ điểm mà đường cổ bị phá vỡ sẽ đi xuống thêm là bao nhiêu. Đáy đầu và đáy 2 vai cũng giống như đỉnh đầu và đỉnh hai vai vậy. Cái khác nhau ở đây là mô hình bị lộn ngược trên dưới.

+ Mô hình hai hoặc ba đỉnh và đáy

Một mô hình đảo chiều khác là mô hình ba đỉnh hoặc ba đáy. Mô hình này thật ra là một dạng biến hoá của mô hình đầu vai. Điểm khác nhau duy nhất là 3 cái chóp (còn gọi 3 vùng lõm) xuất hiện ở mức ngang nhau. Những mô hình đảo chiều như mô hình ba đỉnh hoặc ba đáy và mô hình đầu vai đảo ngược được xem như là cùng kiểu mẫu và cũng thể hiện những tác dụng như nhau.





Mô hình hai đỉnh hoặc hai đáy (còn được gọi là mô hình chữ M hoặc mô hình chữ W) cho thấy hai chóp lồi lên hoặc hai chóp lõm xuống rõ nét. Mô hình hai đỉnh được nhận diện nhờ hai cái chóp đỉnh nổi lên. Việc đỉnh thứ hai không có khả năng trồi cao hơn đỉnh thứ nhất là dấu hiệu thứ nhất cho thấy sự yếu đi của xu hướng cũ. Khi đó giá bị giảm và khi giá giảm dưới vùng đáy ở giữa thì mô hình này được xem như mẫu đồ thị được hoàn tất. Kỹ thuật đo đạc cho mô hình hai đỉnh cũng dựa trên chiều cao của mô hình. Chiều cao mô hình hai đỉnh này được đo kể từ điểm mà vùng đáy giữa 2 chóp bị phá vỡ. Mô hình hai đáy là hình ảnh trong gương của mô hình hai đỉnh. (Xem Figures 5-2 và 5-3)





+ Mô hình cái đĩa và cây đinh

Hai dạng mô hình này thì không phổ biến nhưng cũng xuất hiện nhiều đủ để chúng ta thảo luận về chúng. Đỉnh của cây đinh hay còn được gọi là một dạng đảo chiều chữ V cho thấy một sự thay đổi xu hướng một cách bất ngờ. Điều mà giúp chúng ta phân biệt mô hình cây đinh với những mô hình đảo chiều khác là sự thiếu vắng các giai đoạn chuyển tiếp xu hướng. Giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn giá đi ngang trước khi tạo ra đỉnh và đáy. Dạng mô hình cây đinh tạo nên sự đảo xu hướng mạnh mẽ và đột ngột mà có rất ít hoặc không có những dấu hiệu cảnh báo. (Xem Figure 5-4)







Mô hình cái đĩa thì khác hẳn, nó tiết lộ trạng thái chuyển đổi xu hướng chậm chạp một cách bất bình thường. Thông thường nhìn đáy của nó, ta sẽ thấy mô hình cái đĩa thể hiện một sự chuyển đối xu hướng dần dần và chậm rãi từ thấp đến cao (Xem Firure 5-5).

Những mô hình tiếp tục

+ Mô hình tam giác

Thay vì cảnh báo thị trường đảo chiều, những mô hình tiếp tục thường được hoàn tất theo hướng quay lại xu hướng ban đầu. Những tam giác là những dấu hiệu đáng tin cậy nhất của mô hình tiếp tục. Có 3 loại tam giác chủ yếu mang nhiều giá trị dự đoán giá - tam giác đối xứng, tam giác tăng và tam giác giảm. Mặc dù những mô hình tam giác thỉnh thoảng cho dấu hiệu đảo chiều, thông thường những mô hình tam giác chỉ đại diện cho sự tạm ngừng của xu hướng hiện hành.





Mô hình tam giác đối xứng (cũng có thể gọi là ống cuộn) được nhận dạng nhờ hoạt động trong một phạm vi hẹp nhất định với giá giao động lên xuống giữa hai đường xu hướng hội tụ. Đường trên thì giảm và đường dưới thì tăng. Mô hình này miêu tả một tình huống mà áp lực mua và bán nằm trong trạng thái cân bằng.

Ở 1 vị trí nào đó trong khoảng từ nửa khoảng cách đến điểm 3/4 khoảng cách, mô hình sẽ hoàn tất bằng một sự bức phá ra khỏi đường xu hướng. Khoảng cách nói trên được đo theo trục thời gian tính từ trái của mô hình cho đến nơi hai đường gặp nhau. (Xem Figure 5-6).






Mô hình tam tam giác tăng có đường trên nằm ngang và đường dưới tăng. Bởi vì người mua năng nổ hơn người bán nên đây là mô hình mang tính chất tăng giá. (Xem Figure 5-7)

Mô hình tam giác giảm có đường trên giảm và đường dưới nằm ngang. Bởi vì người bán năng nổ hơn người mua nên đây thường là mô hình có tính chất giảm giảm.

Kỹ thuật đo đạc cho cả 3 mô hình tam giác nói trên là giống nhau. Đo chiều cao của tam giác tính từ điểm rộng nhất của tam giác ở phía dưới thấp nhất bên trái, khoảng cách này cũng bằng với đoạn thẳng đứng tính từ điểm mà đường giá bắt đầu bức phá khỏi đường xu hướng trên. Trong khi mô hình tam giác tăng và tam giác giảm luôn có độ dốc nghiêng thì mô hình tam giác đối xứng rõ ràng không có độ dốc nghiêng. Bởi vì mô hình tam giác đối xứng này là mô hình tiếp tục thường hay xảy ra, nên mô hình này có thể dự đoán giá sẽ tiếp tục xu hướng trước đó một cách chắn chắn hơn.

+ Mô hình lá cờ và mô hình cờ đuôi nheo

Trong quá trình đang thể hiện xu hướng thị trường, hai mô hình tiếp tục ngắn hạn này thể hiện sự tạm dừng ngắn ngủi hay còn gọi là giai đoạn nghỉ ngơi. Cả hai mô hình này thường được bắt đầu bởi sự dịch chuyển thẳng đứng của đường giá (còn gọi là cây cột). Trong xu hướng tăng, cột thẳng đứng bắt đầu dừng lại để nghỉ ngơi lấy sức và thường di chuyển ngang trong hai hoặc ba tuần. Sau đó xu hướng tăng lại tiếp tục con đường trước đó của mình. Cái tên - mô hình tiếp tục đã nói lên điều đó. Mô hình cờ đuôi nheo thì thường nằm ngang với hai đường xu hướng hội tụ (cũng giống như là mô hình tam giác đối xứng nhỏ vậy).







Còn mô hình lá cờ thì tạo nên một hình giống như hình bình hành có độ dốc ngược hướng với xu hướng trước đó của mô hình. Vì thế nếu trong xu hướng trước đó là tăng thì lá cờ lại có hình dạng xu hướng giảm. Và nếu trong xu hướng giảm thì lá cờ lại có hình dạng xu hướng tăng. Mô hình lá cờ và mô hình cờ đuôi nheo được ví như là cờ đang bay phấp phới ở khoảng giữa cột cờ, điều này có nghĩa là hai mô hình này thường xuất hiện ở khoảng giữa xu hướng, làm cho ở khoảng giữa có sự dao động của thị trường (Xem Figures 5-8 và 5-9).

Cùng với những mô hình đường giá, có một vài yếu tố khác xuất hiện trên đồ thị giá và những yếu tố này cung cấp cho người đọc đồ thị có thể nhìn thấu được những giá trị sâu xa. Trong những yếu tố đó có: Khoảng trống giá, Bí quyết nhận diện ngày đảo chiều và Những tỷ lệ có khả năng điều chỉnh.

Sunday, March 4, 2012

Phân tích VN-Index theo sóng Elliott

Thí du phân tích VN-Index theo một giả định sau:

Chu kỳ sóng Elliott bắt đầu hình thành sóng thứ 1 vào khoảng tháng 3 năm 2005, thông thường sóng 1 được hình thành sau một thời gian dài tích lũy, kh ối lượng giao dịch ở thời điểm này rất ít, thông tin từ các công ty niêm yết trên sànchưa tốt, thị trường đi sideway trong một thời gian dài đến khi những thông tin tốt bắt đầu xuất hiện, khối lượng mua tăng đáng kể, đỉnh sóng số 1 là ngày 24/4/2006, lúc này tt bắt đầu điều chỉnh giảm hình thành sóng thứ 2.

Theo lý thuyết sóng Elliott, sóng số 2 là sóng điều chỉnh của sóng số 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng số 2 (đáy sóng 2) không bao giờ thấp hơn điểm bắt đầu của sóng 1 (xem đồ thị); ở cơn sóng này sự thoái lùi của đồ thị giá thường giao động ở ngưỡng 38.2% - 61.8% của Fibonacci Retracement. Phân tích đồ thị weekly của VN-Index, sóng số 2 ngừng đúng mức 50 % của Fibo.








Nếu phân tích kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy giao dịch tương quan ở các đỉnh và đáy sóng có sự phân phối phù hợp với tâm lý của thị trường, thông thường là những ngày đột biến về khối lượng giao dịch.

- Sóng số 3: thông thường là sóng lớn nhất và mạnh nhất trong các đợt sóng, giá trị thường cao nhất trong các sóng.Đỉnh cao nhất của sóng 3 thường cao hơn so với sóng một với tỷ lệ 1,618 : 1 tức cao hơn fibo 161.8%. Nếu phân tích đúng sóng Elliott các nhà đầu tư chuyên nghiệp rất kỳ vọng vào sóng số 3 này.

- Sóng số 4:

Đây là sóng điều chỉnh của sóng 3, giá có khuynh hướng đi xuống đôi khi kéo dài răng cưa trong một đoạn thời gian để thị trường có thể hình thành đợt tăng mới bứt phá đỉnh cũ trong quá khứ của sóng 3, điều này dẫn đến sự hình thành của sóng 5.

Tất nhiên trong các sóng chính sẽ có xuất hiện nhiều sóng nhỏ khác, nên việc phân tích đâu là đỉnh & đáy sóng ; điểm để xác định các điểm sóng là điều khó khăn đối với các nhà đầu tư. Trong đồ thị Vnindex rất dễ đưa ra các lựa chọn khác nhau giữa các nhà phân tích trong việc đếm sóng, việc chọn sóng 3, 4 và 5 sẽ trở nên lẫn lộn. Tôi đưa ra căn cứ riêng của mình trong việc chọn lựa sóng số 4, vì theo Lý thuyết sóng Elliott, sóng số 4 thường nằm ở mức hỗ trợ 38.2% của Fibonacci. Đây là điểm quan trọng nhất trong việc xác định sóng số 4. Việc hình thành sóng 4 của Vnindex có trải qua
thời gian khá dài và xuất hiện 3 sóng điều chỉnh khác là A, B và C hoặc a,b,c

Sóng số 5: Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng chính. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn, tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3, giá trị đỉnh của sóng 5 không nhất thiết lúc nào cũng phải cao hơn đỉnh của sóng 3 (đây là điểm cần quan tâm cái key nằm ở chỗ sau sóng 5 sẽ là các đợt điều chỉnh, theo thông lệ thường sóng 5 phải là sóng có đỉnh cao nhất). Điều đáng nói là những nhà kinh doanh “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng thành một xu thế cực kỳ xấu, lúc này sẽ bắt đầu xuất hiện các đợt sóng điều chỉnh A, B, C. Việc xác định sóng số 5 là vô cùng quan trọng, vì tiếp sau đó sẽ là một đợt điều chỉnh kéo dài của thị trường, tâm lý xả hàng ào ạt khi nghĩ rằng thị trường đã lên đến cực đỉnh và không thể nào vượt qua giá trị quá khứ trước đó của nó (có nghĩa là đỉnh của sóng 5 thấp hơn sóng 3), điều này đã khiến cho tâm lý các nhà đầu tư trở nên cực e ngại, họ nghĩ rằng giá trị cp sẽ không thể nào tăng hơn được, thế là xu thế bán ào ạt đổ ra làm thị trường tụt dốc. Theo tôi, không thể lấy điểm số 2 làm đỉnh của sóng 5 vì lý do lúc này thị trường vẫn còn kỳ vọng chu kỳ tăng, bằng chứng là tâm lý nhà đầu tư đẩy giá lên liên tiếp trong 3 lần (tripble top), đỉnh sau cùng mới thực sự được chọn làm đỉnh số 5

Sau đỉnh này thị trường điều chỉnh down liên tục hình thành các đợt sóng A, B, C (xem đồ thị). Trong các sóng điều chỉnh A, B, C cũng có các sóng nhỏ đúng theo lý thuyết sóng Elliott.

- Ở đợt sóng A: Vnindex có các sóng điều chỉnh lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5 thông thường sóng A sẽ là sóng giảm có giá trị lớn nhất. Xem hình vẽ (mũi tên chỉ chiều của sóng, đỉnh sóng bắt đầu tử đỉnh sóng V, đáy sóng kết thúc bằng điểm A. Trong sóng giảm A cũng sẽ có 5 sóng con được đánh số từ 1 đến 5 theo đúng lý thuyết sóng.

Sóng B: cũng có sự hình thành theo quy luật sóng Elliott, ở đồ thì Vnindex, sóng B được hình thành từ 3 sóng con a, b, c. Giá trị của sóng B đạt khoảng 23.6% đến 38.2% của Fibonacci. Chú ý đợt retrace của sóng B thường tạo nên vai phải của mô hình Head & Shoulders (khoanh tròn). Đợt retrace này là cơ hội thoát khỏi thị trường, ở Vnindex, thị trường phản ứng quá nhạy, tâm lý xấu nên sóng B đi chưa hết mức đến 38.2% là đã đảo chiều. Và đợt downtrend tiếp theo sẽ là sóng C, ở tại đây chúng ta nên bán sạch cp, vì bao giờ sóng C cũng là sóng có đáy thấp nhất trong các sóng A, B, C, giá trị của sóng C đôi khi cũng gần như tương đương với sóng A, có nghĩa tâmlý và tình hình thị trường ở giai đoạn này là cực xấu. Tâm lý bán tháo cp thể hiện rõ rệt cho đến khi Vnindex phá mức hỗ trợ 300.

- Sóng C: thông thường sóng C sẽ tiếp tục xu hướng của sóng A ở mức 38.2% – 61.8% của Fibonacci projection.Ở Vnindex, đợt sóng C dường như kết thúc khi đồ thị giá chạm mức hỗ trợ 38.2% . Lúc này thị trường sẽ bắt đầu sang giai đoạn tích lũy mới để hình thành đợt tăng mới.Do đó lực tăng sẽ là không nhiều và sự side way sẽ là chủ đạo trong thời gian dài.

- Tuy nhiên: do việc phức tạp trong quá trình phân tích sóng, rất có khả năng đợt điều chỉnh kỳ này mới chỉ là sóng nhỏ số 1 trong quá trình hình thành nên sóng C.
Một chu kỳ sóng kết thúc, mở ra một đợt sóng mới theo lý thuyết sóng Elliott. Chu kỳ này cũng có các bước sóng tương tự.

Sóng tăng số 1 lại bắt đầu: hình thành tại điểm C, và kết thúc vào ngày 14/4/2009 VN-Index đạt giá trị 630 điểm.

Sóng điều chỉnh giảm số 2: Retrace của sóng số 1 ở mức 50 % theo Fibonacci Retracement đạt 423 điểm (điểm số 2 theo hình vẽ).

Sóng tăng số 3: chính thức hình thành tại điểm kết thúc sóng 2 theo lý thuyết sóng Elliott đã nêu trên đầu bài viết – Sóng số 3 thường kết thúc ở tỷ lệ 1,618 : 1 tức tương ứng fibonacci projection của sóng 1 ở ngưỡng 161.8%. Do đó tôi dự báo khả năng đợt tăng này sẽ kết thúc sóng 3 ở trong khoảng 637 - 737 điểm.
Nếu như phân tích sóng 3 là chính xác thì sóng điều chỉnh số 4 sẽ kết thúc vào khoảng VN-Index đạt giá trị
571 - 641 điểm (tương ứng mức retrace 23.6% và 38.2% của Fibonacci Retracement so với sóng 3).

Khả năng sóng 5 đã chính thức kết thúc tại mức Fibonacci Retrace 161.8% tương đương với khoảng 771 điểm hoàn thành sóng I.

Lý Thuyết sóng Elliott

Nguyên tắc sóng Elliott là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật mà một số nhà kinh doanh chứng khoán dùng để phân tích những xu hướng giá trong các thị trường tài chánh. “Cha đẻ” của nguyên tắc này là Ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Nghề chính của ông là kế tóan và ông đã nghiên cứu và phát triển ra nguyên tắc này vào những năm 30 của thế kỷ trước.

Theo ông Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những cơn sóng, như hình vẽ. Trong đó một cơn sóng cơ bản sẽ có 5 cơn sóng “chủ” và 3 cơn sóng điều chỉnh. Trong 5 con sóng chủ thì sóng số 1, 3 và số 5 gọi là sóng “chủ và động”, và sóng 2, 4 gọi là sóng “chủ và điều chỉnh”. 2 con sóng điểu chỉnh được gọi là sóng A,B, C.

Trong mỗi một con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và cũng tuân theo quy luật của lý thuyết Elliot. Một đợt sóng chủ hòan chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hòan chỉnh sẽ có 55 sóng.

Tùy theo thời gian độ lớn của sóng sẽ được phân theo thứ tự sau

  • Grant Supercycle: sóng kéo dài nhiều thập kỹ, đôi khi cả thế kỹ
  • Supercycle: kéo dài từ vài năm đến vài thập kỹ
  • Cycle: kéo dài từ 1 đến vài năm
  • Primary: kéo dài từ vài tháng đến vài năm
  • Intermediate: kéo dài từ vài từ tuần đến vài tháng
  • Minor: kéo dài trong vài tuần
  • Minute: Kéo dài trong vài ngày
  • Minuette: Kéo dài trong vài giờ.
  • Subminutte: Kéo dài trong vài phút.
Elliott_wave.png
 

Dãy số Fibonacci

Dãy số do nhà tóan học người Ý Leonardo Fibonacci (1175-1250) phát minh ra. Bắt đầu là số 0 và số 1, sau đó là những số kế tiếp được tạo ra bằng cách công 2 số đứng trước. Ví dụ 1 = 1+0, 5 = 3+2, 34=21+13. Điều kỳ diệu hơn là cứ lấy số lớn chia cho số nhỏ hơn một bậc , ví dụ 89/55 ta sẽ được 1.618; lấy số nhỏ chia cho số lớn hơn 1 bậc, ví dụ 21/34 ta sẻ được 0.6180, lấy số nhỏ chia cho số lớn hơn 2 bậc, ví dụ 13/34 ta sẽ được 0.382.

Tất cả các con số thuộc dãy số Fibonacci 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8 …và các con số 0.618 và 0.382, trong đó đặc biệt nhất là con số được mệnh danh là “tỷ lệ vàng” 1.618  - xuất hiện rất nhiều trong tự nhiên, trong cơ thề con người, trong vũ trụ, trong kiến trúc, xây dựng.

Quan trọng hơn đối với chúng ta những nhà đầu tư, kinh doanh chứng khoán, những con số “đầy ma lực trên” bên trên xuất hiên ngay trong thị truờng tài chánh, nhất là những biến động về giá cả.

Ralph Nelson Elliott khẳng định rằng ông nghiên cứu và phát mình ra lý thuyết sóng truớc khi biết Fibonacci nhưng những con số trùng hợp đến kỳ lại: 5 sóng chủ, 3 sóng điều chỉnh, 89  sóng chủ, 55 sóng điều chỉnh cũng như tỷ lệ giá của các con sóng luôn ở chung quanh các tỷ lệ vàng 0.618, 1.618, 0.328. Do đó có một giá thuyết khác cho rằng Ông Elliott đã ứng dụng những con số Fibonacci vào lý thuyết của mình. 

Dãy số Fibonacci
Số lớn/chia cho số nhỏ hơn 1 bậc
Số nhỏ/chia cho số lớn hơn 1 bậc
Số nhỏ/chia cho số lớn hơn 2 bậc
0



1



1



2



3



5



8



13
1.6250
    0.6154
0.3810
21
1.6154
    0.6190
0.3824
34
1.6190
    0.6176
0.3818
55
1.6176
    0.6182
0.3820
89
1.6182
    0.6180
0.3819
144
1.6180
    0.6181
0.3820
233
1.6181
    0.6180
0.3820
377
1.6180
    0.6180
0.3820
610
1.6180
    0.6180
0.3820
987
1.6180
    0.6180



Một dãy sóng 5-3 điển hình trong thị truờng tăng trường “bò húc”

Dưới đây là phân tích một con sóng 5-3 điển hình của thị trường trong giai đọan tăng trưởng - “bò húc”. Cũng con sóng 5-3 này trong Thị trường suy thóai – “gấu ngủ” sẽ được vẽ hòan tòan ngược lại.

Sóng chủ số 1. Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị truờng con gấu (suy thóai), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này  thông tin cơ bản về các công ty niêm uớc vẫn đang là thông tin tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn là thị truờng suy thoái. Những nhà phân tích cơ bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh thu nhập kỳ vọng thấp xuống so với dự kiến. Khối lương giao dịch có tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này là không đáng kể. Do đó nhiều nhà phân tích kỹ thuật không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này.

Sóng chủ  số 2. Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng 2 để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp của thị trường. Những người theo phái con gấu vẫn đang tin rằng thị trường con gấu vẫn đang ngự trị. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và thuờng nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức cao nhất của sóng 1.

Sóng chủ số 3. Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng lên giá. Ngay đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhận những thông tin tiêu cực vì vậy có nhiều nhà kinh doanh không kịp chuẩn bị để mua vào. Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận những thông tin cơ bản tích cực và những nhà phân tích cơ bản bắt đầu điều chỉnh thu nhập kỳ vọng. Mặc dù có những đợt điều chỉnh nho nhỏ trong lòng của sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh. Điểm cao nhất của sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ 1,618:1

Sóng chủ số 4. Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh hướng đi xuống và đôi khi có thể răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 với mức 0.382 – 0.618 của sóng 3. Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn của sóng 3. Đây là thời điểm để mua vào nếu như nhà kinh doanh nhận biết được tiềm năng tiếp diễn liền sau đó của con sóng 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng 4 là một trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng Elliot.

Sóng chủ số  5. Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”. Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường đang ở trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn , tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là những nhà kinh doanh “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng. 

Sóng điều chỉnh A. Sóng này bắt đầu cho đợt sóng điều chỉnh A,B,C. Trong thời gian diễn ra sóng A, thông tin cơ bản vẫn đang rất lạc quan. Mặc dù giá xuống, nhưng phần đông các nhà kinh doanh vẫn cho rằng thị trường đang trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch tăng trưởng khá đều đặn theo con sóng A.

Sóng điều chỉnh B. Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường bò húc. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đồ thị Đầu và Vai ngược. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực.

Sóng điều chỉnh C. Giá có khuynh hương giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối luợng giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà kinh doanh, đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị của “gấu ngủ”  trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của sóng C.  Sóng C thường lớn như sóng A. Điểm thấp nhất của sóng C ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng A nhân với 1.618.

Elliott_wave.jpg


Thay cho lời kết:


Tuy Lý thuyết sóng Elliott kết hợp với dãy số Fibonacci bị một số chỉ trích phê bình, nó vẫn được rất nhiều nhà nghiên cứu và kinh doanh các sản phẩm tài chánh cổ vũ và sử dụng trong việc phân tích giá. Và ngày nó càng trở nên phổ biến vì sự chính xác đôi khi đến bất ngờ của nó. Trong hội thảo đầu tư tài chánh châu Á, ngày 26/7/2007 tại Thành Phố Hồ Chí Minh, ông Joe DiNapoli, một chuyên gia về kỹ thuật Fibonacci đã chứng minh rằng trong năm v ừa rồi, có hai con sóng của VNIndex đã theo đúng các con số Fibonacci. Dĩ nhiên chúng ta có thể tìm ra thêm nhiều chứng cớ xác thực của VNIndex cho “lý thuyết sóng Elliott kết hợp với Fibonacci”.  Điều đó cũng giống như nhiều dụng cụ phân tích kỹ thuật khác: khá chính xác khi chứng minh quá khứ, nhưng chính xác “vừa phải” khi dự đoán tương lai. Do đó khi xử dụng lý thuyết trên cũng như bất cứ phương pháp/dụng cụ phân tích kỹ  thuật nào khác, chúng ta phải hết sức thận trọng, sáng suốt và quan trọng hơn hết là chuẩn bị chấp nhận một mức độ  rủi ro nhất định.