Sunday, September 9, 2012

Tổng hợp tin tức kinh tế tài chính tháng 9/2012


• Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report 2012-2013) do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 05/09 cho thấy, Việt Nam xếp thứ 75/142 về năng lực cạnh tranh toàn cầu; và đã tụt 10 bậc so với năm trước.
Trong ba năm trở lại đây, Việt Nam liên tục đi xuống về năng lực cạnh tranh, không chỉ cả về thứ hạng mà cả điểm số đánh giá.
• Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2012 để thực hiện đạt kết quả cao các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, trong đó phấn đấu GDP tăng 5,2%, giữ lạm phát ở mức khoảng 7%.
• Cũng trong cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày hai phương án được xây dựng cho năm 2013. Ở phương án 1, dự kiến tổng sản phẩm trong nước GDP tăng khoảng 6 – 6.5%; còn phương án 2, dự kiến tăng khoảng 5.5 – 6%.
Về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cả hai phương án đều dự kiến thấp hơn hoặc bằng năm 2012 (7 – 8%).
• Nguồn thông tin từ Chính phủ cho biết, tính đến ngày 20/8/2012, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 10.3 %, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các TCTD ước tăng 11.23%, và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 1.4% so với 31/12/2011.
• Theo số liệu của NHNN, tính đến ngày 30/8/2012, các khoản vay cũ có mức lãi suất trên 15%/năm hiện chiếm tỷ trọng 22.7%, giảm khoảng 71% so với tỷ trọng trước ngày 15/7 và giảm thêm 1.9% so với ngày 16/8.
Số liệu này được tổng hợp từ 69 tổ chức tín dụng, chiếm thị phần tín dụng 90%.
• Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, trong hai qúy đầu năm 2012, lượng kiều hối người Việt ở nước ngoài gửi về đạt trên 6 tỷ USD; và lượng kiều hối cả năm ngoái là trên 9 tỷ USD.
• Ngày 04/09, Moody’s công bố đánh giá xếp hạng tín nhiệm độc lập của STB ở mức “E+”, tương đương với mức “b1” trong dài hạn. Đây là ngân hàng thứ 5 của Việt Nam được Moody’s đánh giá xếp hạng tín nhiệm độc lập ở mức “E+” trong tháng 8 sau MBB, VIB, Techcombank và BIDV.

Những quỹ ETF đang đầu tư vào TTCK Việt Nam


Hiện hai quỹ ETF là FTSE Vietnam Index ETF và Market Vectors Vietnam ETF đã trở nên quen thuộc với nhà đầu tư Việt Nam. Hai quỹ ETF mới là MSCI Frontier Markets Index ETF đã xuất hiện gần đây cùng iShares MSCI Vietnam Investable Market Index Fund ETF sẽ thành lập trong thời gian tới cũng đang được kỳ vọng. Với những ưu điểm như khả năng phân tán rủi ro tốt và cơ chế hoạt động như một quỹ mở, các quỹ đầu tư chỉ số (ETF) dần khẳng định tên tuổi và có thời điểm “làm mưa làm gió” trên TTCK Việt Nam.
1. FTSE Vietnam Index ETF
FTSE Vietnam Index ETF là quỹ đầu tư chỉ số đầu tiên tại Việt Nam được Deutsche Bank AG thành lập vào ngày 15/01/2008 với số vốn ban đầu là 5.1 triệu USD. Quỹ ETF này mô phỏng FTSE Vietnam Index, một trong hai chỉ số do FTSE Group xây dựng từ ngày 26/04/2007.
Cụ thể, FTSE Group đã xây dựng hai chỉ số chứng khoán đối với thị trường Việt Nam thuộc FTSE Vietnam Index Series. Chỉ số thứ nhất là FTSE Vietnam All-Share Index, gồm các cổ phiếu chiếm đến 90% giá trị vốn hóa thị trường (trước khi điều chỉnh trọng số đầu tư). Chỉ số thứ hai là FTSE Vietnam Index, có thể dùng để đầu tư, gồm các chứng khoán thuộc FTSE Vietnam All-Share Index và còn room nước ngoài.
Tiêu chí thêm/bớt cổ phiếu: Việc đảo danh mục của FTSE Vietnam Index không phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp mà dựa trên vốn hóa, thanh khoản của cổ phiếu và room còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, một cổ phiếu sẽ bị loại khỏi danh mục nếu tỷ lệ NĐTNN có thể mua bán được giảm xuống dưới 2%.
Thời gian điều chỉnh danh mục chỉ số:
  • Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu đầu tiên của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
  •  Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
  • Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện
Danh sách cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số:
  • Chỉ số FTSE Vietnam All-Share Index: 42 cổ phiếu
  • FTSE Vietnam Index: 24 cổ phiếu 

FTSE Vietnam Index do Deutsche Bank quản lý sẽ thêm 3 mã SBTHSG, PGD và loại 4 mã KDC,PPCGMDPNJ. Trong khi đó, FTSE Vietnam All-Share Index thêm mã PGD và loại 3 mã MBB,ITCKDH. Ngoài ra, FTSE Vietnam All-Share Index còn giảm tỷ trọng SBT từ 49% xuống 40%. (cập nhật 07/09/2012)


2. Market Vectors Vietnam ETF (V.N.M)
Quỹ Market Vectors Vietnam ETF (V.N.M) được công ty quản lý đầu tư Van Eck Global thành lập với số vốn ban đầu 14 triệu USD. Đến ngày 05/09/2012, tổng tài sản đang quản lý của V.N.M đã lên tới 276.7 triệu USD. V.N.M đầu tư ít nhất 80% tổng tài sản vào các cổ phiếu tạo nên chỉ số Market Vectors Vietnam Index do công ty 4asset-management GmbH thành lập ngày 24/11/2008.
Market Vectors Vietnam Index sẽ nhắm đến bao quát khoảng 90% giá trị vốn hóa thị trường đã được điều chỉnh theo số cổ phiếu tự do chuyển nhượng với ít nhất 25 nhưng không quá 75 cổ phiếu thành phần. Đây là cổ phiếu của các công ty niêm yết đang hoạt động tại Việt Nam và có doanh thu nội địa chiếm ít nhất 50% tổng doanh thu.
Tiêu chí thêm/bớt cổ phiếu: Tương tự FTSE Vietnam Index ETF, việc đảo danh mục của V.N.M dựa trên vốn hóa, thanh khoản của cổ phiếu và room còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, một cổ phiếu sẽ bị loại khỏi danh mục nếu tỷ lệ NĐTNN có thể mua bán được giảm xuống dưới 2%.
Thời gian điều chỉnh danh mục chỉ số:
  • Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu thứ hai của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
  • Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
  • Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện
Danh sách cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số: (20/29)
3. MSCI Frontier Markets Index ETF
Được MSCI thành lập vào ngày 30/11/2007, MSCI Frontier Markets Index là chỉ số phát triển dựa trên vốn hóa thị trường đã điều chỉnh theo khối lượng tự do chuyển nhượng, thể hiện hoạt động của các thị trường cổ phiếu sơ khai. Tính đến ngày 31/07/2012, MSCI Frontier Markets Index gồm 147 cổ phiếu thành viên có vốn hóa lớn và vừa của 25 thị trường sơ khai, đại diện cho khoảng 84% vốn hóa thị trường đã điều chỉnh theo khối lượng tự do chuyển nhượng tại mỗi quốc gia.
25 thị trường sơ khai có cổ phiếu lọt vào rổ tính MSCI Frontier Markets Index là Argentina, Bahrain, Bangladesh, Bulgaria, Croatia, Estonia, Jordan, Kenya, Cô-oét, Lebanon, Lithuania, Kazakhstan, Mauritius, Nigeria, Oman, Pakistan, Qatar, Romania, Serbia, Slovenia, Sri Lanka, Tunisia, Ukraine, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và Việt Nam.
Trong đó, Việt Nam vừa trở thành quốc gia thứ 4 của châu Á có cổ phiếu được MSCI lựa chọn đầu tư khi TCT Khí Việt Nam - CTCP (HOSE: GAS) được bổ sung vào rổ tính MSCI Frontier Markets Index trong đợt xem xét tháng 8/2012. Được biết trong lần xem xét này, MSCI không loại bỏ bất kỳ cổ phiếu nào.
Hiện chỉ số MSCI Saudi Arabia Index của Ả rập Xê-út không nằm trong MSCI Frontier Markets Index nhưng là một phần của chỉ số các quốc gia thuộc hội đồng hợp tác vùng vịnh - MSCI Gulf Cooperation Council (GCC) Countries Index. Trong khi đó, MSCI Bosnia Herzegovina Index, MSCI Botswana Index, MSCI Ghana Index, MSCI Jamaica Index, MSCI Trinidad & Tobago và MSCI Zimbabwe Index là các chỉ số quốc gia độc lập và cũng không nằm trong MSCI Frontier Markets Index. Kế hoạch đưa các chỉ số này vào MSCI Frontier Markets Index đang được MSCI cân nhắc.
MSCI là tổ chức cung cấp các công cụ hỗ trợ quyết định đầu tư trên toàn thế giới, bao gồm các chỉ số, các báo cáo phân tích về hoạt động và rủi ro của danh mục đầu tư, các dịch vụ quản trị doanh nghiệp.
Danh sách cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số: GAS
Thời gian điều chỉnh danh mục chỉ số: Chỉ số này tiến hành cơ cấu danh mục định kỳ hàng quý vào tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11 nhằm kịp thời phản ánh những thay đổi của các thị trường cổ phiếu cơ sở trong khi hạn chế việc thanh hoán không phù hợp.
Trong đợt xem xét định kỳ giữa năm vào tháng 5 và tháng 11, MSCI sẽ cân đối chỉ số và tính lại tỷ trọng tối đa đối với cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa.
4. iShares MSCI Vietnam Investable Market Index Fund ETF (chờ phê chuẩn)
Tháng 12/2011, iShares - công ty quản lý quỹ ETF lớn nhất thế giới - quyết định nộp đơn lên UBCK Mỹ (SEC) để thành lập quỹ chỉ số TTCK Việt Nam mang tên “iShares MSCI Vietnam Investable Market Index Fund”. Quỹ ETF này sẽ mô phỏng chỉ số MSCI Vietnam Investable Market Index, bao gồm các cố phiếu thuộc ba lĩnh vực tài chính, công nghiệp và vật liệu đang giao dịch trên HOSE và HNX.
Tuy nhiên, trong hồ sơ gửi lên SEC, iShares vẫn chưa xác định danh sách các mã cổ phiếu này.
Nếu được SEC thông qua, iShares MSCI Vietnam Investable Market Index có thể khôi phục niềm tin của NĐTNN vào chứng khoán Việt Nam và đem lại động lực to lớn cho thị trường cho nhờ danh tiếng của iShares.

Sunday, July 15, 2012

Vời 5000 đồng bạn có thể lụa bao nhiêu loại cổ phiếu?

Với 1.000 đồng, nhà đầu tư có thể lựa chọn mua cổ phiếu của 2 công ty. Còn với 5.000 đồng, cơ hội lựa chọn cổ phiếu trên HNX cao gấp gần 50 lần.

Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội có 398 mã niêm yết. Đến cuối phiên giao dịch ngày hôm qua (11/7), toàn sàn có tới gần 105 mã có giá bằng hoặc dưới 5.000 đồng. Trong đó, có 2 mã dưới 1.000 đồng và 4 mã "chạm trần" 5.000 đồng. Còn lại 99 mã có giá từ trên 1.000 đồng tới dưới 5.000 đồng. Tồng giá trị của 99 mã cổ phiếu này là 389.900 đồng.
Giá dưới 1.000 đồng: AGC, SME.

Giá trên 1.000 đến dưới 2.000 đồng: THV, GGG, V11.

Giá 2.000 đồng: SHN.

Giá từ trên 2.000 đến dưới 3.000 đồng: NVC, VCH, HHL, PSG, TLC, MCL, QCC, S27, SDB, AME, APG, DHI, ORS, SDY, KTT, VTC, KSD, PDC, SJM, TLT.

Giá 3.000 đồng: CIC, TIG, VIG.

Giá từ trên 3.000 đến dưới 4.000 đồng: HHG, HST, PCT, VHH, LM3, APS, PHS, VCV, VPC, AVS, MCO, SHC, API, LO5, NSN, TJC, AMV, BHC, MAC, TTC, BVG, NAG, SD8, SDS, SSS, TXM, HPC, MNC, SRB.

Giá 4.000 đồng: DST, KHL, LM7, PGT, SD3, VAT, VCR, VE1

Giá từ trên 4.000 đến dưới 5.000 đồng: CTV, HBE, BLF, PXA, SVS, V15, VIE, IDJ, PFL, S12, SDD, SDJ, VMG, PHH, SCC, SD4, CTA, HBB, CTM, KST, DCS, HTP, PSI, PVV, VIT, CMC, INC, KHB, VKC, CTN, PIV, PPE, PVL, SD1, SSG.

Giá 5.000 đồng: BCC, BXH, SMT, SRA.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Xếp hạng và phân loại các ngân hàng 2012

Các NHTM được phân làm 5 nhóm từ 1 đến 5 theo thứ tự sức khỏe nội tại và mức tín nhiệm giảm dần.
-      Nhóm 1 gồm các NH có sức mạnh nội tại rất tốt, bảng cân đối tài sản lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ nợ xấu đánh giá lại ở mức tương đối thấp; thanh khoản ổn định, không phụ thuộc thị trường tiền tệ; các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động vượt tỷ lệ bình quân toàn ngành; quy mô vốn và tổng tài sản lớn, chiếm thị phần tương đối lớn trên thị trường, có uy tín và thương hiệu mạnh, mạng lưới rộng; đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phát huy hiệu quả tốt; hệ thống công nghệ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển.
-      Nhóm 2 gồm các NH có sức mạnh nội tại tốt, tuy kém hơn nhóm 1, bảng cân đối tài sản khá lành mạnh, lợi nhuận tốt, có khả năng tiếp cận dễ dàng với thị trường tiền tệ, có thương hiệu mạnh và ban quản trị kinh nghiệm. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản khá, tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh tương đương với bình quân toàn ngành, thanh khoản ở mức tương đối ổn định, không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời khá; quy mô tài sản ở mức trung bình, khả năng quản trị rủi ro đang dần được nâng cấp.
-      Nhóm 3 gồm các NH có sức mạnh nội tại tương đối tốt, tuy nhiên hoạt động đang phải đối mặt với một hoặc một số khó khăn liên quan đến sự lành mạnh của bảng cân đối tài sản, khả năng sinh lời, thanh khoản, quản trị doanh nghiệp và năng lực ban quản trị điều hạnh, khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ, và sức mạnh thương hiệu. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản trung bình, nợ xấu bằng hoặc cao hơn bình quân toàn ngành; có những thời điểm mất thanh khoản tạm thời nhưng đã được hồi phục, có phụ thuộc vào nguồn vốn TT2; hiệu quả sinh lời thấp hơn bình quân toàn ngành; các ngân hàng quy mô nhỏ, hệ thống quản trị rủi ro chưa phát huy được tác dụng.
-      Nhóm 4 gồm các NH hàng yếu, đang phải đối mặt với các khó khăn về các mặt chất lượng tài sản, thanh khoản, khả năng sinh lời, năng lực quản trị điều hành, và thương hiệu nhỏ. Đây là những ngân hàng có chất lượng tài sản kém, tốc độ tăng trưởng tài sản chậm, tỷ lệ nợ xấu cao; đa số ngân hàng trong nhóm này cho vay nhiều vào lĩnh vực BĐS, có các công ty “sân sau” thuộc lĩnh vực BĐS; mất thanh khoản kéo dài, phụ thuộc nhiều vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời thấp; quy mô nhỏ, thường hiệu ít được biết đến trên thị trường, khả năng quản trị rủi ro yếu.
-      Nhóm 5 gồm các NH yếu kém đòi hỏi phải có sự hỗ trợ hoặc can thiệp từ bên ngoài để vượt qua khó khăn. Đây  là các ngân hàng có chất lượng tài sản kém, tổng tài sản giảm hoặc tăng trưởng chậm, tỷ lệ nợ xấu cao; hầu hết trong nhóm này là có các công ty con, cty “sân sau” hoạt động kinh doanh BĐS, đầu tư cho vay nhiều vào các dự án BĐS; mất thanh khoản trong thời gian dài, khó có khả năng hồi phục, phụ thuộc nhiểu vào vốn từ TT2; hiệu quả sinh lời kém hoặc thua lỗ; các ngân hàng quy mô nhỏ, không có thương hiệu trên thị trường, khả năng quản trị rủi ro kém.
Các NH cũng được đánh giá thêm về triển vọng ngắn hạn (từ 6 tháng đến 1 năm). Triển vọng ngắn hạn bao gồm 3 loại, tích cực, ổn định, và tiêu cực. Các NH với triển vọng tích cực sẽ cải thiện hoạt động so với thực trạng theo phân tích đánh giá lại do nỗ lực nội tại của NH, bảng tổng kết tài sản được đánh giá sẽ phản ứng tích cực với môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô. Các NH với triển vọng ổn định sẽ giữ trạng thái hoạt động tương đồng với thực trạng theo phân tích đánh giá lại. Các NH với triển vọng tiêu cực sẽ có xu hướng hoạt động kém hơn so với thực trạng theo phân tích đánh giá lại do nỗ lực nội tại của NH còn hạn chế, bảng tổng kết tài sản được đánh giá sẽ phản ứng tiêu cực với môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô.

KẾT QUẢ PHÂN NHÓM NHTM VÀ TRIỂN VỌNG 2012
 Tên TCTD 
Nhóm 
Triển vọng
1
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1
Tích cực
2
Ngân hàng TMCP Quân Đội
1
Tích cực
3
Ngân hàng TMCP Á Châu
1
Ổn định
4
Ngân hàng Công thương Việt Nam
1
Tiêu cực
5
Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín
1
Ổn định
6
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1
Ổn định
7
Ngân hàng TMCP Quốc tế
2
Ổn định
8
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
2
Ổn định
9
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
2
Ổn định
10
Ngân hàng TMCP Đông Á
2
Tiêu cực
11
Ngân hàng NNo&PTNTVN
2
Tiêu cực
12
Ngân hàng liên doanh INDOVINA
2
Ổn định
13
Ngân hàng TMCP Bảo Việt
2
Ổn định
14
Ngân hàng liên doanh VID PUBLIC
3
Tích cực
15
Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương
3
Tích cực
16
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
3
Ổn định
17
Ngân hàng TMCP Liên Việt
3
Tiêu cực
18
Ngân hàng TMCP Bản Việt
3
Tích cực
19
Ngân hàng TMCP Kiên Long
3
Ổn định
20
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long
3
Tiêu cực
21
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
3
Tiêu cực
22
Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội
3
Tiêu cực
23
Ngân hàng TMCP An Bình
3
Ổn định
24
Ngân hàng TMCP Nam Á
3
Ổn định
25
Ngân hàng TMCP Đại Dương
3
Tiêu cực
26
Ngân hàng TMCP Đại Á
3
Ổn định
27
Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng
3
Ổn định
28
Ngân hàng TMCP Mekkong
4
Tiêu cực
29
Ngân hàng TMCP Đại Tín
4
Ổn định
30
Ngân hàng TMCP Bắc Á
4
Ổn định
31
Ngân hàng TMCP Phương Tây
4
Tiêu cực
32
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín
4
Ổn định
33
Ngân hàng TMCP Phương Đông
4
Ổn định
34
Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TPHCM
4
Tiêu cực
35
Ngân hàng TMCP Nam Việt
4
Ổn định
36
Ngân hàng TMCP Hàng hải
4
Tiêu cực
37
Ngân hàng TMCP Việt Á
4
Ổn định
38
Ngân hàng TMCP Tiên Phong
4
Ổn định
39
Ngân hàng liên doanh VIỆT - NGA
5
Ổn định
40
Ngân hàng liên doanh VIỆT THÁI
5
Tiêu cực
41
Ngân hàng TMCP Đệ Nhất
5
Ổn định
42
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội
5
Tiêu cực
43
Ngân hàng TMCP Phương Nam
5
Tiêu cực
44
Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí
5
Tiêu cực
45
Ngân hàng TMCP Việt Nam tín nghĩa
5
Ổn định
46
Ngân hàng TMCP Sài Gòn
5
Ổn định
47
Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu
5
Ổn định