Monday, May 4, 2009

Kết quả kinh doanh quý I/2009 (HOSE)

TTP: quý I/2009 lợi nhuận 17,41 tỷ, tăng 124,55%, EPS đạt 1.161 đồng

VNM: quý I/2009 lợi nhuận 496,44 tỷ, tăng 68,43%, EPS đạt 2.832 đồng

TRI: quý I/2009 lỗ tiếp 21,295 tỷ đồng

VPL: quý I/2009 lợi nhuận 11,1 tỷ, tăng 16,6%, EPS đạt 111 đồng

PAC: quý I/2009 lợi nhuận 32,12 tỷ, tăng 175,56%, EPS đạt 1.983 đồng

TMS: quý I/2009 lợi nhuận 3,37 tỷ, giảm 8,06%, EPS đạt 531 đồng

TMC: quý I/2009 lợi nhuận 4,5 tỷ, giảm 60,29%, EPS đạt 971 đồng

NKD: quý I/2009 lợi nhuận 7,81 tỷ, giảm 51,24%, EPS đạt 636 đồng

RIC: quý I/2009 lỗ 7,837 tỷ đồng chi phí tăng cao

PJT: quý I/2009 lợi nhuận 1,47 tỷ, giảm 77,4%, EPS đạt 210 đồng

BHS: quý I/2009 lợi nhuận 6,05 tỷ, giảm 42,36%, EPS đạt 327 đồng

DCT: quý I/2009 lợi nhuận 9,29 tỷ, tăng 17,96%, EPS đạt 512 đồng

SFI: phát hành thêm 7.236.673 cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ

TRC: quý I/2009 lợi nhuận 28,34 tỷ, tăng 7,97%, EPS đạt 945 đồng

PRUBF1: Giá trị tài sản ròng trong kỳ từ 16 - 23/4/2009 giảm 0,39%

VFMVF4: Giá trị tài sản ròng trong kỳ từ 16 – 23/4 giảm 4,06%

AGF: quý I/2009 lợi nhuận 1,59 tỷ, giảm 62,66%, EPS đạt 124 đồng

VPK: quý I/2009 lợi nhuận 468 triệu, giảm 79,55%, EPS đạt 62 đồng

LGC: quý I/2009 lợi nhuận 401 triệu, giảm 27,78%, EPS đạt 53 đồng

PPC: quý I/2009 lãi 284,26 tỷ, tương đương cùng kỳ, EPS đạt 871 đồng

MAFPF1: Giá trị tài sản ròng trong kỳ từ 16 - 23/4/2009 giảm 8,46%

VFMVF1: Giá trị tài sản ròng trong kỳ từ 16 - 23/4/2009 giảm 4,33%

DXP: quý I/2009 lợi nhuận 8,09 tỷ, tăng 251,6%, EPS đạt 1.542 đồng

SFC: quý I/2009 lợi nhuận 7,33 tỷ, tăng 151,52%, EPS đạt 2.155 đồng

NSC: quý I/2009 lợi nhuận 7,67 tỷ, tăng 41,28%, EPS đạt 1.331 đồng

SAM: quý I/2009 lợi nhuận 13,25 tỷ, giảm 72,41%, EPS đạt 209 đồng

SC5: quý I/2009 lợi nhuận 8,54 tỷ, giảm 57,98%, EPS đạt 828 đồng

TNA: quý I/2009 lợi nhuận 3,75 tỷ, giảm 13,56%, EPS đạt 1.138 đồng

TAC: quý I/2009 lợi nhuận 13,41 tỷ, giảm 71,38%, EPS đạt 707 đồng

ALT: quý I/2009 lợi nhuận 1,12 tỷ, giảm 61,75%, EPS đạt 239 đồng
TTP: quý I/2009 lợi nhuận 17,41 tỷ, tăng 124,55%, EPS đạt 1.161 đồng
VNM: quý I/2009 lợi nhuận 496,44 tỷ, tăng 68,43%, EPS đạt 2.832 đồng
TRI: quý I/2009 lỗ tiếp 21,295 tỷ đồng
VPL: quý I/2009 lợi nhuận 11,1 tỷ, tăng 16,6%, EPS đạt 111 đồng
NKD: quý I/2009 lợi nhuận 7,81 tỷ, giảm 51,24%, EPS đạt 636 đồng
PAC: quý I/2009 lợi nhuận 32,12 tỷ, tăng 175,56%, EPS đạt 1.983 đồng
TMS: quý I/2009 lợi nhuận 3,37 tỷ, giảm 8,06%, EPS đạt 531 đồng
TMC: quý I/2009 lợi nhuận 4,5 tỷ, giảm 60,29%, EPS đạt 971 đồng
RIC: quý I/2009 lỗ 7,837 tỷ đồng chi phí tăng cao
PJT: quý I/2009 lợi nhuận 1,47 tỷ, giảm 77,4%, EPS đạt 210 đồng
BHS: quý I/2009 lợi nhuận 6,05 tỷ, giảm 42,36%, EPS đạt 327 đồng
DCT: quý I/2009 lợi nhuận 9,29 tỷ, tăng 17,96%, EPS đạt 512 đồng
TRC: quý I/2009 lợi nhuận 28,34 tỷ, tăng 7,97%, EPS đạt 945 đồng
AGF: quý I/2009 lợi nhuận 1,59 tỷ, giảm 62,66%, EPS đạt 124 đồng
VPK: quý I/2009 lợi nhuận 468 triệu, giảm 79,55%, EPS đạt 62 đồng
LGC: quý I/2009 lợi nhuận 401 triệu, giảm 27,78%, EPS đạt 53 đồng
PPC: quý I/2009 lãi 284,26 tỷ, tương đương cùng kỳ, EPS đạt 871 đồng
DXP: quý I/2009 lợi nhuận 8,09 tỷ, tăng 251,6%, EPS đạt 1.542 đồng
SAM: quý I/2009 lợi nhuận 13,25 tỷ, giảm 72,41%, EPS đạt 209 đồng
SFC: quý I/2009 lợi nhuận 7,33 tỷ, tăng 151,52%, EPS đạt 2.155 đồng
NSC: quý I/2009 lợi nhuận 7,67 tỷ, tăng 41,28%, EPS đạt 1.331 đồng
SC5: quý I/2009 lợi nhuận 8,54 tỷ, giảm 57,98%, EPS đạt 828 đồng
GMC: quý I/2009 lợi nhuận 7,52 tỷ, tăng 66,49%, EPS đạt 1.610 đồng
TNA: quý I/2009 lợi nhuận 3,75 tỷ, giảm 13,56%, EPS đạt 1.138 đồng
TAC: quý I/2009 lợi nhuận 13,41 tỷ, giảm 71,38%, EPS đạt 707 đồng
TS4: quý I/2009 lợi nhuận 533 triệu, giảm 64,03%, EPS đạt 63 đồng
NTL: quý I/2009 lợi nhuận 5,28 tỷ, tăng 1.205%, EPS đạt 322 đồng
DMC: quý I/2009 lợi nhuận 19,8 tỷ, tăng 36,41%, EPS đạt 1.438 đồng
DCC: quý I/2009 lợi nhuận 4,04 tỷ, giảm 21,28%, EPS đạt 393 đồng
CLC: quý I/2009 lợi nhuận 10,56 tỷ, tăng 32,18%, EPS đạt 806 đồng
ANV: quý I/2009 lỗ tiếp 61,78 tỷ đồng
VNE: quý I/2009 lỗ 25,78 tỷ đồng
VGP: quý I/2009 lợi nhuận 5,6 tỷ, giảm 14%, EPS đạt 927 đồng
SMC: quý I/2009 lợi nhuận 9,23 tỷ, giảm 54,28%, EPS đạt 840 đồng
TSC: quý I/2009 lợi nhuận 16,28 tỷ, giảm 56,36%, EPS đạt 1.959 đồng
VIC: quý I/2009 lợi nhuận 11,56 tỷ, giảm 69,85%, EPS đạt 106 đồng
TCT: quý I/2009 lợi nhuận 16,17 tỷ, tăng 14,17%, EPS đạt 10.118 đồng
SAF: quý I/2009 lợi nhuận 3,35 tỷ, tăng 2,44%, EPS đạt 1.240 đồng
PVF: quý I/2009 lợi nhuận trước thuế 25,4 tỷ, trích dự phòng 196,3 tỷ
FPT: quý I/2009 lợi nhuận đạt 219,5 tỷ, tăng 18%, EPS đạt 1.577 đồng
L10: quý I/2009 lợi nhuận đạt 5 tỷ, tăng 42%, EPS đạt 563 đồng
HDC: quý I/2009 lợi nhuận đạt 7,98 tỷ, giảm 19,39%, EPS đạt 982 đồng
SFN: quý I/2009 lợi nhuận đạt 2,29 tỷ, tăng 14,46%, EPS đạt 764 đồng
SCD: quý I/2009 lợi nhuận đạt 6,31 tỷ, giảm 23,37%, EPS đạt 742 đồng
ABT: quý I/2009 lợi nhuận đạt 9,08 tỷ, giảm 18,59%, EPS đạt 1.244 đồng
KHA: quý I/2009 lợi nhuận đạt 7,9 tỷ, tăng 188,5%, EPS đạt 620 đồng
SJ1: quý I/2009 lợi nhuận đạt 2 tỷ, tăng 46,75%, EPS đạt 572 đồng
VTB: quý I/2009 lợi nhuận 3,34 tỷ, giảm 64,43%, EPS đạt 301 đồng
SSI : Quý I/2009 lãi 30,275 tỷ, giảm 73,53%, EPS đạt 209 đồng
PVD: Quý I/2009 lợi nhuận đạt 290,7 tỷ, tăng 23,8%, EPS là 2.177 đồng
PPC: Quý I/2009 lợi nhuận trước thuế ước đạt gần 284 tỷ đồng
HPG: quý I/2009 lợi nhuận đạt 300 tỷ, hoàn thành 52% kế hoạch năm
VIP: Quý I/2009 doanh thu ước đạt 214,9 tỷ, lợi nhuận 25 tỷ
VNM: Quý I/2009 doanh thu 2.113 tỷ, lợi nhuận 584 tỷ, đạt 35% kế hoạch
TNA: quý I/2009 lợi nhuận 4,55 tỷ, giảm 24,5%, đạt 17,6% kế hoạch
HAP: quý I/2009 lãi 4,25 tỷ, giảm 82,7%, đạt 12,2% kế hoạch năm
STB: quý I/2009 lợi nhuận trước thuế 350 tỷ, đạt 21,9% kế hoạch năm
CII: quý I/2009 ước lợi nhuận 37,17 tỷ, tăng 25%, EPS đạt 1.025 đồng

Vì sao các cổ phiếu giá trị thấp thiếu thanh khoản

Rất nhiều cổ phiếu giá trị nhỏ trên cả 2 sàn HOSE và HASTC đạt lợi nhuận ấn tượng trong quý 1/2009, nhưng vẫn không tạo được sức hút với nhà đầu tư.


Giá trị thấp, lợi nhuận cao


Đây là bất ngờ lớn nhất trong báo cáo tài chính quý 1/2009. Rất nhiều cổ phiếu có giá trị thấp đã đạt được kết quả tốt trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Điển hình như KHA của CTCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội. KHA đã gây bất ngờ cho không ít nhà đầu tư khi lợi nhuận quý 1/2009 tăng tới trên 88% so với cùng kỳ năm 2008, đạt 7,9 tỷ đồng. Trên sàn, KHA đang "quanh quẩn" ở mức 12.000 - 13.000 đồng/cổ phiếu, khá khiêm tốn so với những gì công ty này làm được.


CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong (NTP) cũng có bước nhảy ngoạn mục với lợi nhuận quý 1/2009 tăng 54% so với cùng kỳ, đạt 55 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận của NTP được cải thiện rất lớn khi lợi nhuận quý 1/2009 gần bằng 97% quý 2/2008, trong khi doanh thu chỉ bằng 78%. Chỉ ở mức giá nhỉnh hơn mệnh giá một chút, khoảng 11.000 đồng/cổ phiếu nhưng lợi nhuận mà CTCP Bao bì Bút Sơn (BBS) đạt được trong quý 1/2009 lại rất tốt, với lợi nhuận sau thuế đạt 2,94 tỷ đồng, tăng 94,7% so với quý 1/2008.


Ngoạn mục hơn cả có lẽ là trường hợp cổ phiếu DHI của CTCP In Diên Hồng. Quý 1/2009, DHI đã có cú nhảy vọt về lợi nhuận khi tăng tới 346% so với cùng kỳ, nhưng giá của DHI trên sàn vẫn dưới mệnh giá (9.100 đồng/cổ phiếu ngày 28/4). Có thể kể thêm hàng loạt cổ phiếu giá trị thấp nhưng có lợi nhuận cao trong quý 1/2009 như DXP, NSC, EBS, TTP... Những gì các cổ phiếu này đạt được có thể nói là rất tốt trong bối cảnh kinh tế trong nước vẫn khó khăn như hiện nay.


Không có “sóng”


Dễ dàng nhận ra rằng, bất chấp những gì các công ty kể trên đạt được, và kể cả những phiên cổ phiếu trên sàn tăng nóng thì các cổ phiếu này cũng vẫn chật vật trong việc hòa chung vào xu hướng của thị trường. Đặc biệt, tính thanh khoản của các cổ phiếu này khá thấp.


Lấy DHI làm ví dụ, khối lượng giao dịch mỗi phiên của DHI chỉ vài ngàn trong khi có nhiều cổ phiếu, khối lượng giao dịch lên tới hàng triệu một phiên. Điều này cũng xảy ra với BBS, phiên nào nhiều cũng khoảng 3.000 - 4.000 cổ phiếu được giao dịch. Dù khá hơn nhưng KHA cũng không ngoại lệ, mức giao dịch mỗi phiên trung bình cũng chỉ vài ngàn đến hơn chục ngàn cổ phiếu...


Vì sao các cổ phiếu này có giá rất rẻ, lợi nhuận cao nhưng vẫn không hấp dẫn các nhà đầu tư? Dưới góc độ một người trong cuộc, anh Hoàn, nhà đầu tư có tài khoản tại sàn SSI phân tích, giới đầu tư lên sàn hiện nay đa phần là dân “lướt sóng” mà đối với dân “lướt sóng” thì các cổ phiếu blue-chips luôn là lựa chọn hàng đầu. "Các cổ phiếu blue-chips từ trước tới nay vẫn "nhạy" với thị trường hơn nên dễ có “sóng” để lướt hơn.


Còn các cổ phiếu giá trị thấp, theo tôi, thích hợp với việc đầu tư lâu dài vì rất khó “tạo sóng” ở nhóm này" - anh Hoàn nói. Phòng phân tích CTCP chứng khoán Đại Việt (DVSC) thì nhận ra rằng, hầu hết các cổ phiếu này đều "nằm" trên sàn Hà Nội như DHI, BBS, NST... Một số nằm trên sàn HOSE bắt đầu có thanh khoản khá hơn như KHA, TS4, NSC...


Với biên độ lớn hơn (7%), sàn Hà Nội vẫn luôn là tâm điểm của giới đầu tư lướt sóng. Vì vậy, sức hút của các cổ phiếu nhỏ thấp là điều dễ hiểu. Một chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM cho rằng, các nhà đầu tư đang quá mải mê với sự nóng lên của thị trường, với việc “lướt sóng” nên đã đẩy giá nhiều cổ phiếu tăng rất cao trong thời gian qua. Điều đó đồng nghĩa là cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu blue-chips giảm dần và cơ hội cho những cổ phiếu giá trị thấp nhưng có hoạt động kinh doanh tốt sẽ dần lớn hơn.


Thị trường vẫn có lý lẽ riêng cũng như mỗi nhà đầu tư có quan điểm đầu tư riêng trong việc lựa chọn cổ phiếu. Điều quan trọng nhất chính là "sức khỏe" của các công ty niêm yết khá tốt bất chấp kinh tế thế giới và trong nước vẫn đối mặt với khó khăn.(

66,13% công ty chứng khoán thua lỗ năm 2008

Đây là con số thống kê cập nhật dữ liệu đến hết ngày 28/4 trên cơ sở báo cáo tài chính tóm tắt năm 2008 của 62 CTCK mà Trung tâm GDCK Hà Nội đã công bố.


Trong số 41 CTCK bị lỗ năm 2008, có 10 CTCK bị lỗ trên 50% vốn điều lệ, 16 CTCK lỗ từ trên 20% đến dưới 50% vốn điều lệ. Nếu căn cứ trên báo cáo tài chính tóm tắt đã công bố thì tại thời điểm 31/12/2008 có ít nhất 6 CTCK có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn mức vốn điều lệ tối thiểu để triển khai nghiệp vụ môi giới, trong đó thấp nhất là CTCK Tầm Nhìn (11,203 tỷ đồng).


Tính đến thời điểm này, con số lãi tuyệt đối lớn nhất thuộc về CTCK Sài Gòn, 250,517 tỷ đồng và con số lỗ tuyệt đối lớn nhất thuộc về CTCK Ngân hàng BIDV, lỗ 554,088 tỷ đồng.(Nguồn: ĐTCK, 29/4)

Những con bạc bất đắc dĩ trên sàn chứng khoán

Hàng ngày vẫn có hàng nghìn người ngồi đồng trên các “sòng” cổ phiếu, nhiều người trong số họ chưa từng thắng.

Có những nhà đầu tư thật "bình thường". Họ biết mình mắt kém tay chậm nên muốn làm mọi việc theo cách đơn giản nhất: chọn lựa kỹ vài ba cổ phiếu theo cách chọn hạt giống tốt nhất, gieo vào lòng mình một niềm tin rằng hoa trái sẽ bội thu nhưng cần qua tháng năm kiên nhẫn của người nông phu.

Có một thiểu số nhà đầu tư siêu đẳng, nhờ tài năng thiên bẩm trong việc ngửi thấy mùi tiền và nắm bắt cơ hội, họ không nhọc công chăm bón mà lướt qua mọi thứ hàng hóa tốt xấu nhưng vào đúng thời điểm có thể gặt hái lợi nhuận, họ sinh ra đã có số làm tỷ phú.

Một nhóm khác, là những người "tưởng bở" rằng mình trời sinh phúc phận, lại luôn gặp may nên không phải tính kỹ, họ cũng đánh đông đánh tây nhưng gặp phải doanh nghiệp trời ơi, luôn vào quá sớm hay ra quá muộn, thua lỗ và trở thành những con bạc bất đắc dĩ trên sàn chứng khoán.

Từ rất xa xưa, không rõ khi nào, những bậc trí thức đã bất đồng quan điểm về mỗi một chuyện rằng chứng khoán có phải là cờ bạc hay không. Cơ bản ai cũng thấy rằng, bản chất việc bỏ tiền mua chứng khoán khác nhiều so với tung tiền vào xới bạc, nhưng hẳn nhiều học giả phải bối rối khi có nhiều người mang danh nhà đầu tư chứng khoán nhưng “đánh” hoặc “chơi” chứng khoán như người ta cờ bạc, và kết quả cũng tương tự cờ bạc.

Chuyện cỏn con cũ rích trên lẽ ra chẳng có gì đáng tốn giấy bút nếu không xảy ra nhiều chuyện nhộn nhạo gần đây trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cơn sốt đầu tư trên sàn vàng.

Chỉ trong tháng 4, khi nhiều người thắng tiền tỷ trên sàn chứng khoán chính thức thì cũng là lúc xảy ra một số vụ bể nợ (số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng) liên quan đến trò đặt cược cổ phiếu MB (Ngân hàng Quân đội), đến sàn giao dịch vàng và những nhà đầu tư chết đuối vì lướt ngược con sóng trên sàn chứng khoán chính thức. Những câu chuyện dưới đây nhiều người đã biết.

Từ một năm trở lại đây, nói đến thị trường cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) có thể phải phân định thành 2 phần, nửa này là thị trường cổ phiếu MB và nửa kia là hàng nghìn cổ phiếu còn lại. Vốn dĩ cổ phiếu MB chẳng có gì kỳ lạ nếu không có chuyện tình cờ phát sinh trong lúc thị trường OTC lâm vào cảnh thoái trào đến bế tắc, một số môi giới đành nghĩ ra trò đặt cược vào giá cổ phiếu MB trong kỳ hạn: buổi chiều cùng ngày, ngày mai, tháng sau, 3 tháng nữa….

Đối tượng chính tham gia trò chơi này không ai khác chính là các môi giới OTC đang thất nghiệp. Và trò chơi sẽ không quá phấn khích nếu như người thắng kẻ thua không “xẻ thịt” nhau bằng tiền đặt cọc - đúng hơn là tiền đặt cược (thay vì giao dịch hàng thật, tiền thật). Quan sát giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu thực tế trong các giao dịch trên chỉ chiếm khoảng 1/10.

Rắc rối lớn đã xảy ra khi ai cũng có thể làm môi giới OTC. Bà bán rau có thể bán khống (đặt cược giá xuống) một lượng cổ phiếu đến nửa triệu cổ phiếu MB giá 16.000 đồng mỗi cổ phiếu (giá trị thực tế khoảng 8 tỷ đồng), trong khi một chị hàng cá khác dám đánh lên một triệu cổ phiếu MB (đặt cược giá lên đến 16 tỷ đồng). Ban đầu ai cũng nghĩ trò chơi này an toàn, vì có thể chuyển phần cược cho người khác và chỉ mất số tiền nhỏ (thực tế, đa số môi giới tham gia cuộc chơi chỉ là lớp cò con). Nhưng do lòng tham (có thể chỉ đủ tiền mua 10.000 cổ phiếu nhưng đặt cược mua lớn gấp cả chục lần) và liên tục ngược kèo trong thời gian dài, hàng trăm người mất hết gia sản gây dựng mấy chục năm và lâm cảnh nợ nần.

Tháng 4 này, đi đôi với một sự thịnh vượng bất thường của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là lúc dư luận nhìn thấy một số vụ việc đáng suy nghĩ:

Một vụ bắt cóc tống tiền hơn 3 tỷ đồng xôn xao dư luận mấy ngày qua, thủ phạm là một tín đồ chứng khoán đang túng quẫn, môi giới của một công ty chứng khoán, lập kế bắt cóc một cô gái để tống tiền.

Một vụ bể nợ lên quan đến tên tuổi một nhân vật nữ nức tiếng trên sàn với số tiền có thể lên đến hàng chục tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến chuyện này là do nhân vật chính đã mạnh tay bán khống hàng triệu cổ phiếu MB nhưng đi ngược sóng, sau đó tiếp tục vay tiền đánh tiếp và thua đến mức trốn nợ. Sự việc bước đầu ghi nhận một cơn chấn động trên sàn OTC với một số môi giới khác, đột nhiên ra đi với tin nhắn cho thân chủ rằng phải về quê thu xếp tiền trả nợ.

Điều đáng ngại nhất là các tên tuổi kể trên dường như không có bằng chứng cụ thể về giao dịch bằng tiền, hầu hết đều là lời hứa miệng hay qua tin nhắn điện thoại.

Hàng ngày vẫn có hàng nghìn người ngồi đồng trên các “sòng” cổ phiếu. Nhiều người trong số họ chưa từng thắng, hoặc kết quả chung cuộc chưa bao giờ thắng cũng ráng mua mua, bán bán theo các con sóng của thị trường. Mà sóng của thị trường thì khó đoán, rất nhiều nhà đầu tư bơi giỏi cũng đã và đang trả giá.

Thursday, January 29, 2009

TTCK năm 2008: Chuyện bây giờ mới kể

Hơn 8 năm tồn tại của TTCK Việt Nam, NĐT không có lý do để nghi ngờ về cơ hội mà TTCK mang lại cho cá nhân họ sự giàu có, giúp DN tăng tốc và nền kinh tế Việt Nam bắt kịp với khu vực. Tất nhiên, trên những khúc quanh của mình, TTCK cũng khiến nhiều NĐT "hy sinh", nhiều DN biến mất, nhiều quỹ đầu tư thua lỗ… vì không thể chờ đợi đến lúc quyết định, không thắng trong nước cờ cuối cùng.

1. Anh hùng

"Chơi quân tử, đầu tư dài hạn, chính kiến rõ ràng, kỷ luật tốt, lạc quan và tin tưởng vào DN…, chồng tôi có đủ mọi tính tốt của một NĐT mẫu mực nên hôm nay thua đậm". Thê tử của một trong những "đại gia" trên sàn chứng khoán Bảo Việt nói về chồng mình sau một năm đầu tư sóng gió. Bây giờ anh chị đến sàn để theo dõi là chính, tiền đã mua hết rồi và phải kiên nhẫn thôi.

Câu chuyện trên nhắc tôi nhớ lại siêu phẩm điện ảnh Anh hùng (đạo diễn Trương Nghệ Mưu). Bối cảnh của phim là đất nước Trung Hoa thời Chiến Quốc, bị chia cắt thành 7 nước: Tần, Triệu, Hán, Ngụy, Yên, Tề và Sở. Tần Vương tham vọng thống nhất đất nước và đầu rơi máu đổ là chuyện tất nhiên trong các cuộc chinh phạt.

Thông điệp của bộ phim là triết lý về hai chữ Anh hùng của các nhân vật: thích khách và bạo chúa Tần Thủy Hoàng. Bộ phim khép lại khi người thích khách cuối cùng là Vô Danh đã tâm phục khẩu phục, cam chịu cái chết khi đối mặt với Tần Vương để cùng luận bàn về Anh hùng. Nhân vật trong phim không ai thiếu chất anh hùng và dễ dàng hy sinh thân mình vì lý tưởng. Tần Vương vượt qua lẽ thường, khiến thích khách cảm phục, vì ông không thể hy sinh dễ dàng nếu chưa thống nhất thiên hạ.

Hơn 8 năm tồn tại của TTCK Việt Nam, NĐT không có lý do để nghi ngờ về cơ hội mà TTCK mang lại cho cá nhân họ sự giàu có, giúp DN tăng tốc và nền kinh tế Việt Nam bắt kịp với khu vực. Tất nhiên, trên những khúc quanh của mình, TTCK cũng khiến nhiều NĐT "hy sinh", nhiều DN biến mất, nhiều quỹ đầu tư thua lỗ… vì không thể chờ đợi đến lúc quyết định, không thắng trong nước cờ cuối cùng.

Lời bàn: Đôi khi thành công chỉ đến với những ai kiên cường và kiên nhẫn. Đó là về lý thuyết mà nói.

2. Vẫn nghèo

Trên sàn chứng khoán, mấy ai xa lạ cái tên Đặng Thành Tâm, siêu nhân X-man của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn và là nhân vật đứng đầu trong top 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2007. Cơn bão tài chính năm 2008 khiến nhiều đại gia lâm cảnh khốn khó, nhưng ông Đặng Thành Tâm vẫn có lời vàng khẳng định với báo chí: "Tôi vẫn giàu…, bởi số cổ phiếu nắm giữ không thay đổi". Với tôi, câu nói trên đã trở thành bất hủ.

Nhưng câu nói trên lại khiến nhiều NĐT mủi lòng, nhiều người đã lần lượt bán hết nhà cửa và những tài sản một thời có được nhờ chứng khoán, phút cuối cùng phải than một tiếng: thế hóa ra, tôi vẫn nghèo.

Năm 2008 quả là một năm quá ư đặc biệt với nhiều câu chuyện không tưởng. Chuyện hai nhân viên ngân hàng rủ nhau vào khách sạn tự vẫn vì thua lỗ trên sàn vàng. Lại có chuyện một DN kia in thừa một đống cổ phiếu để bán lấy tiền. Và cũng có công ty niêm yết lời giả lỗ thật trong suốt 3 năm trời… Giấc mơ làm giàu thì ai cũng có. Nhưng nếu quá hối hả trong giấc mơ làm giàu và uống quá chén khi mộng chưa trọn vẹn thì thật là tai họa.

Lời bàn: Qua phong ba bão táp, người siêu giàu nói: tôi vẫn giàu. Số đông lại nói: tôi vẫn nghèo. Người ta không thể làm giàu bằng một giấc mơ ngọt ngào rằng mình sẽ trúng số độc đắc khi tỉnh dậy.

3. Của nợ

Có nhiều lý do để 3 đại gia xe hơi của Mỹ là Ford, GM và Chrysler được người ta ngưỡng mộ như 3 người khổng lồ bất khả chiến bại, những người hùng từng bảo đảm tương lai cho 3 triệu lao động trên đất Mỹ và cung cấp 1/2 đầu xe tại nước này…

Vậy mà hôm nay, họ đang khẩn thiết kêu gọi giải cứu. Sao có thể đột tử nhanh đến thế? Có người nói tại họ quá khổng lồ, tại họ có quá nhiều tài sản, vay nợ quá lớn và ăn uống vô độ (chi phí quá lớn)…, nên một khi doanh số sút giảm là họ lập tức khủng hoảng và đứng trước bờ vực phá sản.

Hoàn cảnh thực tế tại Việt Nam hiện nay cho thấy, những DN lớn, đầu tư mở rộng quá nhanh trong 2 năm qua, tham gia dự án bất động sản thuộc những vị trí đất vàng… là những DN sử dụng nhiều vốn vay và dễ dàng thiếu hụt tiền mặt vào thời điểm thị trường không thuận lợi. Nói về tài sản, ba đại gia ôtô trên không biết bán khi nào mới hết, nhưng họ vẫn có thể phá sản do khó khăn tài chính trong ngắn hạn. Vấn đề chung ở đây là nếu bạn sở hữu quá nhiều tài sản khi khả năng có hạn (bạn phải vay nợ và chi phí quá lớn), bạn sẽ gặp vấn đề.

Nếu có 1 tỷ đồng, 5 tỷ đồng hay một triệu USD, bạn sẽ làm gì với số tiền đó? Nhiều NĐT khi bắt đầu chiến thắng đã vội vã mua nhà lớn, sắm xe đẹp và vay nợ nhiều đến mức có thể để mua cổ phiếu. Có thể bạn có nhiều tài sản nhưng có lúc muốn bán cũng không dễ gì tìm người mua, còn chủ nợ thì luôn thiếu sự nhân từ.

Lời bàn: Nhà to, đất vàng, cổ phiếu đầy đàn…, giấc mơ mới ngọt ngào làm sao nếu bạn không muốn quá nhiều và muốn ngay lập tức?

4. Vỡ hụi

Chợ Vỹ Dạ, TP. Huế… những ngày này tan tác. Hàng trăm tiểu thương mất hồn vì chủ hụi đột nhiên biến mất cùng số tiền hàng tỷ đồng. Chuyện động trời này nghe đau xót, nhưng lại quá bình thường với hàng chục vụ vỡ nợ, bể hụi, lừa đảo…, mà báo chí đưa tin, trong suốt vài tháng qua.

Nhưng vỡ nợ ở Việt Nam chỉ là chuyện con nít nếu so với vụ nhiều tổ chức đầu tư mất đến hơn 50 tỷ USD vào một siêu lừa, tác giả từng là Chủ tịch Sàn chứng khoán Nasdaq, Mỹ.

Tại sao người ta lại dễ bị lừa như thế? Dân gian chẳng bảo đó là do lòng tham cả thôi. Về bản chất, hụi là một dạng tín dụng ở chợ, giúp người ta có thể huy động vốn dễ dàng, nhanh chóng với lãi suất khá cao, nhưng hoàn toàn dựa trên chữ tín nên dễ bể hụi nếu lòng tin đặt sai chỗ.

Luận về chữ tín quả khó lắm. Chữ tín của con buôn ngoài chợ cũng có giới hạn, vài tháng 1 vụ đổ bể là thường. DN đánh bóng hình ảnh, tốt khoe xấu che…, cho đến những quả lừa siêu đẳng như vụ 50 tỷ USD thì tinh vi đến mức các ngân hàng bậc nhất thế giới cũng mất tiền mà không hề hay biết.

TTCK xưa nay được ví như thị trường của tương lai và kỳ vọng, nơi giá trị được tạo ra bởi hy vọng, sự lạc quan và lòng tin. Đáng tiếc là trong năm 2008, giới đầu tư cả thế giới mất mát vì mua phải con ma "nợ dưới chuẩn". Ở Việt Nam, chuyện Bông Bạch Tuyết lỗ thật lời giả trong suốt 3 năm, lại được 2 công ty kiểm toán có uy tín góp phần xác nhận..., khiến người ta bán tín bán nghi với những báo cáo tài chính, những thông tin được DN đủ loại công bố.

Lời bàn: “Cá tháng Tư khiến nguời ta vui, có những lời nói dối vô hại hay những người bị cắn tai lừa cảm thấy vui. Nhưng nếu những quả lừa, hậu quả nhà tan cửa nát, được xử lý nhẹ hều như Bông Bạch Tuyết thì chợ chứng khoán thời vỡ hụi không vui chút nào.

5. Dang dở

Tôi kể người nghe, chuyện tình CTCK A. Sinh ra trong thời chứng khoán bùng nổ với những kỳ vọng đẹp như mây hồng. Cổ đông sáng lập ban đầu không những là những nhà kinh doanh thành đạt trên thương trường, mà còn là những NĐT thiên biến vạn hóa trên TTCK. Với hoàn cảnh TTCK đang mùa bội thu, DN có một khởi đầu hết sức thuận lợi cho đến cuộc chia ly thứ nhất.

Lần đầu, một trong những cổ đông sáng lập quá mức nhiệt tình trong kinh doanh, dùng khả năng thiên biến vạn hóa của mình để hô đất thành vàng, nhưng những cổ đông khác lo ngại cho tương lai. Cuộc chia tay lần thứ nhất diễn ra với việc các cổ đông ở lại phải mua lại cổ phần ở một giá không hời. Thay thế vào đó là một cổ đông được mời về với nhiều ưu đãi, người được giao vai trò cầm lái. Khi ấy giá cổ phần được chuyển nhượng khoảng trên 2X.

Lần chia ly thứ hai lại xuất phát cũng chính từ người cầm lái có nhiều cống hiến vượt quá tiêu chí của tổ chức và cổ đông đã ra đi muốn quay lại. Một lần nữa, các cổ đông phải hy sinh một phần cho sự ra đi được ổn thỏa, đồng thời tốn kém thêm một khoản kha khá để mời một nhân vật khác về lèo lái. Giá cổ phiếu trên thị trường lúc này trong khoảng 3X - 4X.

Lần chia tay gần đây là lúc cổ phiếu DN giảm xuống mức giá 0,25X mà rất hiếm người mua. Người cầm lái buộc phải ra đi do kết quả kinh doanh thua lỗ và nhiều quyết sách không hẳn đã như chiến lược đề ra ban đầu.

Điều đáng buồn là, người ta sẽ còn nhìn thấy những cuộc chia tay khóc không ra nước mắt như vậy ở nhiều công ty niêm yết, quỹ đầu tư, CTCK…

Lời bình: Trong giai đoạn bùng nổ của TTCK, nhiều DN đã chấp nhận trả giá cao cho việc tăng tốc và đón đầu, nhưng không lường hết rủi ro do việc đồng sàng dị mộng của những nhân sự mà họ trả giá cao mời về. "Nhiệt tình + ngu dốt = 3 x phá hại". Nhưng "nhiệt tình + khôn ngoan + mục tiêu cá nhân = 33 thảm họa".

6. Khát nước

Cao nguyên Genting chìm trong khói núi và mây mù, cảnh vật hùng vĩ nhưng lạnh lẽo và bí ẩn như nét mặt của người Ấn ở đất nước Malaysia. Có lẽ vì thế mà không khí ấm nóng đặc biệt của những sòng bạc ở đây khiến tôi có cảm giác khát nước một cách đặc biệt, lần đầu tiên thắng được 2.000 Ringit sau 2 giờ đỏ đen, tôi vẫn không muốn đứng dậy, dù tự nhủ mình không nghiện cờ bạc, miệng khô khốc và mắt căng ra…

Bây giờ thì tôi hiểu vì sao người ta nói rằng con bạc khát nước. Thật khó để bạn ra khỏi sòng bạc nếu chưa vắt hết sức lực hoặc đồng xu cuối cùng. Chẳng khó khăn gì để học cách chơi bạc. Các con bài cũng dễ dàng nhận ra rằng, nhà cái rất công bằng và xác suất 50 - 50 (ở đây là sòng bạc chuyên nghiệp chứ không phải cờ bạc bịp).

Nhưng kết cục của con bạc giống nhau. Lý lẽ rất đơn giản, bạn là con bạc và nếu bạn thắng thì bạn sẽ rất hứng với số tiền thắng bạc để rồi tiêu xài hoang phí và quay lại xới bạc để thua nặng lần sau. Nếu bạn thua thì bạn sẽ rất cay cú, vét sạch túi và vay mượn để gỡ và lại thua hết. Bởi vì xác suất cho "cờ bạc đạo đức" là 50 - 50, nhà cái vẫn thắng vì họ không quan trọng thắng thua, con bạc sẽ thua bởi vì khát nước. Bạn nghĩ gì về một NĐT tại Hà Nội, từng có 3 căn nhà và đã bán tất vì thua lỗ chứng khoán, hàng ngày vẫn vật vã bám sàn để mong cửa gỡ. Trong khi các quỹ đầu tư nước ngoài nhận ra rằng, họ đã thua lỗ quá nhiều trong năm 2008 và suốt ba tháng cuối năm phải chấp nhận bán cổ phiếu để cắt lỗ và lấy tiền mặt...

Lời bình: Kinh doanh phải chấp nhận nín thở qua cầu trong những lúc khó khăn. Nếu bạn cố đấm ăn xôi trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn thực chất đã tham gia TTCK như một con bạc và dễ dàng trắng tay như bất cứ con bạc khát nước nào

Wednesday, January 28, 2009

Mười hai vụ phá sản ngân hàng tồi tệ nhất lịch sử

Khi mà cơn bão tài chính đang hoành hành cũng là lúc người ta nhìn lại những vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng để tìm hiểu: Đâu là nguyên nhân khiến những cái tên lẫy lừng như Lehman Brothers, Nothern Rock, hay Bank of England trở thành quá khứ?

1/ Washington Mutual (2008)

Trước khi phá sản, Washington Mutual là ngân hàng lớn thứ sáu nước Mỹ. Ngân hàng này cũng sở hữu Washington Mutual Saving Bank, tổ chức cho vay và tiết kiệm hàng đầu quốc gia.

Tương tự như Lehman Brothers, nguyên nhân đẩy Washington Mutual đến bờ phá sản cũng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng trăm năm mới có một lần tại thị trường tín dụng và bất động sản. Thiệt hại kéo dài đã khiến hãng phải đóng nhiều chi nhánh và cắt giảm nhân công. Giá cổ phiếu của Washington Mutual từ đó đi xuống thê thảm, từ 30 đôla, vào tháng 9/2007, thậm chí 45 đôla trong năm 2006, xuống chỉ còn 2 đôla vào tháng 2/2008.

Sau nhiều nỗ lực cải tổ bằng cách sa thải ban giám đốc hoặc tìm đối tác mua lại cổ phần nhưng không thành công, ngân hàng trên lại bị giáng một đòn nặng khi chỉ trong 10 ngày các khách hàng đã đua nhau rút ra một khoản tiền kỷ lục lên tới 16,7 tỷ đôla.

Vào ngày 26/9, Washington Mutual Bank đệ đơn xin phá sản. Đây là vụ sụp đổ ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với số tài sản "bốc hơi" lên tới 307 tỷ đôla.

2/ Lehman Brothers (2008)

Định chế tài chính 158 năm tuổi vừa phá sản ngày 15/9 khi mới chỉ 1 năm trước còn là ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ với số nhân viên lên tới hơn 26 nghìn. Thiệt hại mà ngân hàng này phải gánh chịu là kết quả của việc biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung cấp cho thị trường.

Định chế tài chính 158 năm tuổi đã sụp đổ chóng vánh sau vài tháng xảy ra khủng hoảng. Ảnh: sme.vn.
Định chế tài chính 158 năm tuổi sụp đổ nhanh chóng chỉ sau vài tháng xảy ra khủng hoảng. Ảnh: sme.vn.

Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng khiến việc phát mãi tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.

Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư, trong đó có Lehman Brothers, lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.

Giá trị vốn hóa đỉnh điểm khoảng 45 tỷ vào cuối năm 2007 của Lehman Brothers đã về số 0 chỉ sau gần 10 tháng, tạo nên một trong những vụ sụp đổ ngân hàng chóng vánh nhất.

3/ Bear Stearns (2008)

Thứ ba, ngày 11/3, từ nhà đầu tư, người cho vay, và khách hàng đều cố rút ra khỏi Bear Stearn, ngân hàng danh tiếng trên phố Wall. Bear Stearn ban đầu không phải là ngân hàng thương mại mà chủ yếu hoạt động thông qua các khoản đầu tư vào việc bán khống trái phiếu sắp đáo hạn, một hình thức kinh doanh đầy rủi ro.

Những biến động bất thường của khối tài chính khiến hãng thua lỗ và gặp nhiều khó khăn. Mọi chuyện càng tồi tệ hơn khi Giám đốc tín dụng của một ngân hàng khác cho rằng Bear Stearn sẽ không thể đạt được lợi nhuận như đã công bố trước đó.

Hệ quả là, chỉ trong hai ngày, vốn cổ phần của ngân hàng này từ 17 tỷ đôla tiền mặt chỉ còn lại 2 tỷ đôla. Trước tình hình trên, Bear Stearn không có lựa chọn nào khác ngoài tuyên bố phá sản.

4/ Northern Rock (2007)

Khách hàng chen chúc rút tiền khỏi Northen Rock. Ảnh: wikipedia.org.
Khách hàng chen chúc rút tiền khỏi Northen Rock. Ảnh: wikipedia.org.

Bước ngoặt dẫn tới kết cục buồn của Northern Rock đến vào năm 2006 khi ngân hàng này mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cho vay thế chấp bằng bất động sản với đối tác là Lehman Brothers. Khủng hoảng thị trường nhà đất và tín dụng đã đẩy cả hai gã khổng lồ tới bờ vực phá sản.

Vài ngày sau khi yêu cầu Bank of England hỗ trợ thanh khoản, vào thứ sáu, ngày 17/9/2007, khoảng 4 tỷ đôla đã bị khách hàng rút khỏi ngân hàng.

Northern Rock mất thanh khoản và được Chính phủ Anh tiếp quản vào ngày 22/3/2008.

5/ Argentinian Banks (2001)

Sau sự rút chạy của dòng vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ Argentina đã thông qua một nhóm đạo luật mới được biết tới dưới cái tên Corralito. Theo đó, các tài khoản ngân hàng trong toàn quốc đều bị đóng băng trong vòng 12 tháng. Chủ tài khoản chỉ được phép rút một lượng nhỏ tiền, phục vụ cho chi tiêu cá nhân.

Hệ thống ngân hàng bị "bóp nghẹt" khiến nạn thiếu tiền trở nên nghiêm trọng. Các cửa hàng, siêu thị bị người dân cướp sạch trong sự bất lực của nhà cầm quyền. Kinh tế Argentina rơi vào suy thoái nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 25%. Chỉ trong một năm, Buenos Aires từ đô thị đắt đỏ bậc nhất châu Mỹ Latin đã trở thành thành phố rẻ nhất khu vực. Suy thoái kinh tế kéo theo bất ổn về chính trị, Argentina chỉ trong thời gian ngắn đã qua lần lượt 4 đời Chính phủ khác nhau.

6/ Barings Bank (1995)

Câu chuyện sai lầm của Nick Leeson đã được dựng thành phim vào năm 2005. Ảnh: soxfirst.com.

Trước khi giải thể vào năm 1995, Baring Bank là ngân hàng thương mại lâu đời, thành lập vào năm 1762, và có uy tín nhất London. Đây cũng là ngân hàng cá nhân của Nữ Hoàng và đã từng tài trợ cho cuộc chiến của Napoleon vào thế kỷ 19.

Căn nguyên của mọi chuyện bắt nguồn từ việc một trong những nhân viên của ngân hàng tại chi nhánh Singapore, Nick Leeson, 28 tuổi, gây nên khoản lỗ tới 827 triệu bảng, tương đương 1,4 tỷ đôla, do đầu cơ vào các hợp đồng tương lai.

Thay vì công khai sai lầm của mình, Leeson che giấu mọi thứ bằng một serie các bản báo cáo kế toán phức tạp, với hy vọng kéo dài thời gian chờ thị trường hồi phục nhưng mọi việc đi theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, tới tận tháng 3/1995, mọi chuyện mới được đưa ra ánh sáng. Thông tin được công bố, đã đặt dấu chấm hết cho ngân hàng thương mại lâu đời và uy tín nhất London. Baring Bank bị bán cho ING, Tập đoàn Tài chính có trụ sở tại Hà Lan, với giá 1 bảng.

7/ Bank of England (1992)

Bank of England đóng vai trò là người cho vay cuối, cứu giúp các định chế tài chính. Thế nhưng, ngân hàng từng được quốc hữu hóa này đã phải trải qua thua lỗ và không tự cứu nổi mình. Sau khi thất bại trong việc neo giữ tỷ giá đồng bảng với các ngoại tệ lớn tại châu Âu do lạm phát tại Anh ở mức cao, giới đầu cơ đã bán mạnh nội tệ với hy vọng mua lại sau khi Bank of England điều chỉnh lại chính sách.

Tuy nhiên, thay vì làm như vậy, ngân hàng này lại chống lại nhà đầu cơ bằng cách mua đồng bảng và tăng mạnh lãi suất. Kế hoạch thất bại và vào ngày thứ tư đen tối 16/9/1992, giới đầu cơ trong đó có cả George Soros danh tiếng đã bán khống lượng bảng Anh có giá trị khoảng 10 tỷ đôla. Hệ quả là Bank of England buộc phải rút khỏi cơ chế một tỷ giá của hệ thống tiền tệ châu Âu và tiến hành phá giá đồng bảng. Soros và "bạn bè" đã kiếm được khoảng 1,1 tỷ đôla nhờ sự kiện này. Cũng từ đó, cái tên Soros còn được nhắc đến như kẻ đã phá hoại Bank of England.

8/ Bank of Credit and Commerce International (1991)

Với tài sản vượt quá 20 tỷ đôla, hoạt động trải dài trên 78 quốc gia với 400 chi nhánh, Bank of Credit and Commerce (BCCI) đã trở thànhmột trong những vụ sụp đổ có phạm vi rộng nhất.

BCCI ngân hàng của lừa đảo, khủng bố và tội phạm.
BCCI ngân hàng của lừa đảo, khủng bố và tội phạm. Ảnh: historycommons.org.

Được thành lập tại Pakistan, ngân hàng này được cho là đã nhận hỗ trợ vốn từ CIA. Vào giai đoạn thịnh vượng của mình, BCCI nổi tiếng nhờ sở hữu nhiều chi nhánh, các công ty vận tải, và thương mại. Tuy nhiên, đến năm 1991, sau chuỗi thành công kéo dài, các chuyên gia Anh và Mỹ phát hiện BCCI liên quan tới các hoạt động rửa tiền, hối lộ, tài trợ khủng bố, mua bán trái phép ngân hàng và bất động sản, trốn thuế, và buôn bán vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạt nhân. Ngân hàng này cũng có ít nhất 13 tỷ đôla tài sản không rõ nguồn gốc.

Được phong danh hiệu "ngân hàng của lừa đảo và tội phạm quốc tế", BCCI đã bị phong tỏa bởi các nhà chức trách Anh và Mỹ, và sụp đổ nhanh chóng.

9/ Continental Illinois National Bank and Trust Company (1984)

Đã từng là ngân hàng lớn thứ 7 nước Mỹ xét trên lượng ký quỹ, Continental Illinois National Bank và Trust Company tan rã vào năm 1984 sau khi dư luận phát hiện ra cuộc sát nhập của ngân hàng này với Penn Square Bank là vô giá trị. John Lytle, Giám đốc Điều hành mảng cho vay đầu tư vào dầu mỏ, đã nhận 585 nghìn đôla tiền hối lộ. Đổi lại Lytle đã bỏ qua các khoản nợ khó đòi và ủng hộ việc sáp nhập giữa hai ngân hàng.

Hậu quả là Continental Illinois National Bank and Trust Company vỡ nợ do nợ xấu, cho các nhà sản xuất dầu vay trong thời kỳ bùng nổ dầu mỏ những năm 1980 và 1990 tại Texas, của Penn Square Bank.

Các chủ tài khoản khi biết thông tin trên đã rút tới hơn 10 tỷ đôla khỏi ngân hàng này chỉ trong vài ngày đầu tháng 5/1984. Continental Illinois National Bank and Trust Company do vậy bị mất thanh khoản và sụp đổ hoàn toàn.

10/ Banco Ambrosiano (1982)

Roberto Calvil, người đứng đầu
Roberto Calvil, người đứng đầu "Ngân hàng của Chúa", đã có một kết cục bi thảm như chính Ngân hàng do ông đứng đầu. Ảnh: businesstoday.com.

Ngân hàng thiên chúa giáo của Italy, Ambrosiano, được thành lập vào năm 1986 nhằm hỗ trợ các hoạt động truyền đạo hoặc làm từ thiện của giáo hội hoặc các tổ chức tinh thần.

Roberto Calvi, người được chỉ định làm Tổng Giám đốc và Chủ tịch vào các năm 1971 và 1975, đã dẫn dắt ngân hàng theo một hướng đi mới. Theo đó, Ambrosiano thành lập các công ty tại nước ngoài và tham gia vào lĩnh vực truyền thông. Tuy nhiên, không chỉ dừng tại đó, Calvi đã dùng mạng lưới ngân hàng phức tạp của mình để phục vụ ý đồ xấu như chuyển tiền ra khỏi Italy, bơm giá chứng khoán, che giấu các khoản nợ không bảo đảm, và nhiều hoạt động dính líu tới Mafia Italy. Vào năm 1982, ngân hàng không thể giải thích nguồn gốc số tiền 1,287 tỷ đôla và Calvi đã phải rời Italy sang Anh bằng hộ chiếu giả.

Vào ngày 16/8/1982, xác Calvi đã được tìm thấy tại cầu Blackfriars, London. Đây được cho là sự trả đũa của Mafia, đối tượng qua lại mật thiết với Ambrosiana, dành cho ông chủ nhà băng này. Cùng trong năm 1982, Ambrosiano đã sụp đổ.

Bức màn bí ẩn giữa giáo hội, Mafia, và các ngân hàng trong vụ scandal này đã tạo cảm hứng cho Holywood làm bộ phim "Bố già".

11/ Franklin National Bank (1974)

Vụ sập tiệm vào năm 1974 của Franklin National Bank, tại Long Island, New York, là vụ phá sản lớn nhất thời đó. Ngân hàng này đã từng hoạt động rất hiệu quả cho tới khi nó được mua lại bởi Michele Sindona, một ông trùm Mafia tài chính, gốc Sicily, Italy. Sindona đã dùng ngân hàng này để cung cấp tín dụng, chuyển và rửa tiền tiền cho các quỹ, vốn liên quan tới Vatican và các hoạt động buôn bán ma túy tại Italy.

Để che giấu những việc làm mở ám, Sindona đã xây dựng quanh mình cả một thể chế ngân hàng hùng mạnh và hiện đại. Tuy nhiên, những ngày vui của ông trùm này ngắn chẳng tày gang khi vào 8/10/1974, Franklin National Bank vỡ nợ do quản lý kém, đầu cơ ngoại tệ và chính sách cho vay lỏng lẻo. Trong các phiên tòa vào năm 1979, Paul Luftig, Tổng giám đốc, và J.Michael Cartel, Phó Chủ tịch, đã bị kết tội lừa đảo thông tin trong báo cáo tài chính. Thiệt hại ước tính của vụ phá sản này là 2,8 tỷ đôla.

12/ Đại khủng hoảng (1923 - 1933)

Có tới 9000 ngân hàng phá sản trong giai đoạn trước và sau đại khủng hoảng. Ảnh: businesstoday.com.
Có tới 9.000 ngân hàng phá sản trong giai đoạn trước và sau đại khủng hoảng. Ảnh: businesstoday.com.

Trong những năm Đại khủng hoảng 1923-1933, các ngân hàng tại Mỹ trải qua một trong những cơn ác mộng kéo dài và tồi tệ nhất trong lịch sử. Khi mà người tiêu dùng không còn tiền để chi tiêu và gửi tiết kiệm, các ngân hàng bắt đầu sụp đổ với tốc độ chóng mặt. Trong thập niêm 1920, có trung bình 70 ngân hàng phá sản một năm. Mọi chuyện còn tồi tệ hơn trong thập niên kế tiếp khi chỉ trong 10 tháng đầu năm 1920, 744 ngân hàng phá sản, bằng cả 10 năm trước đó cộng lại.

Con số kinh hoàng, 9.000 ngân hàng bị xóa tên, trong thập niên 1930 đã cho thấy mức độ tàn phá ghê gớm của cuộc Đại khủng hoảng. Tổng số tiền bị cuốn theo vòng xoáy sụp đổ nhà băng lên tới 140 tỷ đôla.

Monday, January 26, 2009

Nhìn lại thăng - trầm của TTCK Việt Nam trong 2008


Sự thăng trầm không bình thường của TTCK Việt Nam từ năm 2006 đến nay nếu bình tĩnh nhìn nhận có thể coi là hiện tượng không quá đặc biệt và cũng thường gặp phải ở nhiều quốc gia.

Sự thăng trầm của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam từ năm 2006 đến nay đã đem lại “ngỡ ngàng” cho không ít nhà đầu tư (NĐT), nhất là khi chỉ số Vn-Index có những khi xuống dưới 300 điểm. Tuy nhiên, tại Hội thảo khoa học chính sách giải pháp phát triển TTCK Việt Nam vừa diễn ra tại Hà Nội, có chuyên gia lại cho rằng đây là hiện tượng bình thường của TTCK.


Sau khi chỉ số VN-Index đã sụt giảm 68% trong năm 2008, chúng tôi tin rằng giá cổ phiếu đã phản ánh gần như tất cả các yếu tố tiêu cực có thể sẽ còn kéo dài trong 6 tháng tới.


Nhìn lại thăng - trầm của TTCK Việt Nam

TTCK Việt Nam bắt đầu hoạt động ngày 20/7/2000. Sau một vài năm phát triển cầm chừng, năm 2006 chứng khoán Việt Nam bước vào thời kỳ hoàng kim. Chỉ tính trên thị trường cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa thị trường năm 2006 tương đương 22,7% GDP.

Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006.

Năm 2007, với sự gia tăng không ngừng số DN niêm yết, các công ty chứng khoán, số tài khoản mới được mở, TTCK Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ.

Tổng mức vốn hóa thị trường vào cuối năm 2007 đạt 40% GDP, so với mục tiêu đề ra cho năm 2010 chỉ là 10%. Vn-Index đạt đỉnh 1.170 điểm vào ngày 31/3/2007 và giảm xuống còn 927 điểm vào ngày 31/12/2007. Năm 2007 cũng là năm các NĐT nước ngoài đổ vào TTCK Việt Nam một lượng tiền kỷ lục lên tới 5,5 tỷ USD.

Bước vào năm 2008, TTCK Việt Nam rơi vào sụt giảm trầm trọng. Từ đầu năm 2008 đến cuối tháng 12 Vn-Index đã mất hơn 600 điểm, xấp xỉ 70% (từ 921,07 điểm vào ngày 2/1/2008 đến 30/12/2008 còn 310,61 điểm).

Mặc dù khối lượng cổ phiếu tăng lên đáng kể nhưng giá trị cổ phiếu giảm xuống, giá trị vốn hóa thị trường đã lùi về con số dưới 20% so với GDP. Tính thanh khoản của thị trường suy giảm nghiêm trọng.

Năm 2008, các bong bóng đầu cơ liên tục bị nổ vỡ

2008 là năm mà các bong bóng đầu cơ liên tục bị nổ vỡ. Các bong bóng này đã bắt đầu hình thành từ năm 2005 do tín dụng quá mức trong hệ thống ngân hàng.

Quyết định số 03 của Chính phủ về giới hạn cho vay kinh doanh chứng khoán đã được thực thi vào tháng 06/2007 và đây chính là dấu hiệu khởi đầu cho một loạt các chính sách thắt chặt tín dụng. Trong suốt năm 2008, cán cân rủi ro đã bị đẩy nghiêng về phía thị trường bất động sản, nơi đã có nhiều hoạt động đầu cơ hơn hẳn.

Vào đầu năm 2008, các chính sách của Chính phủ chủ yếu tập trung vào kìm hãm tính thanh khoản trên thị trường tín dụng. Việc tăng nhanh chóng tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào tháng 1/2008 và phát hành tín phiếu bắt buộc vào tháng 03/2008 khởi đầu cho những nỗ lực kiềm chế sự tăng trưởng quá mức của dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam.

Một trong những tác động phụ của sự tăng trưởng quá mức này là lạm phát gia tăng. Tỷ lệ lạm phát đã bắt đầu tăng tốc vào cuối năm 2007 và vào tháng 8/2008 đã vọt lên đỉnh cao 28% so với cùng kỳ năm 2007.

Ngay lập tức, việc kìm hãm đột ngột tính thanh khoản đã tác động đến thị trường chứng khoán và cuối cùng là thị trường tín dụng, nơi tỷ lệ dư nợ cho vay đã tăng vọt từ 71% GDP vào đầu năm 2007 lên gần 100% GDP vào quý 1/2008.

Do cú sốc về tính thanh khoản này lan tỏa đến hầu hết các loại tài sản và toàn bộ nền kinh tế nên giá bất động sản bắt đầu đảo chiều vào quý 1/2008 và lượng giao dịch bất động sản đã giảm 90%, phản ánh tình trạng tương tự tại thị trường bất động sản Hồng Kông và Singapore.

Đồng thời, tình trạng mất cân đối cũng bắt đầu xuất hiện trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do đã vượt quá xa so với biên độ giao dịch USD/VND cho phép, dẫn đến lạm phát nhập khẩu tăng và làm tăng thêm gánh nặng cho nền kinh tế trong nước vốn đang phải đối đầu với nhiều thử thách.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, tiền đồng (VND) trở nên khan hiếm do các đơn vị nhập khẩu găm giữ VND để đầu cơ trong khi ngân hàng từ chối mua USD đồng thời bán ngoại tệ này.

Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài lại không mua được số lượng VND cần thiết để đầu tư. Điều này cuối cùng đã tạo ra tình trạng mất cân đối kéo dài. Đồng USD từ dòng vốn đầu tư nước ngoài vốn đã bị siết chặt lại được bơm vào nhập khẩu (khiến thâm hụt thương mại tăng vọt).

Không có gì đáng ngạc nhiên khi thâm hụt thương mại bắt đầu tăng với mức độ chưa từng thấy. Trong vài tháng đầu năm 2008, mức thâm hụt này đã tăng gần 400% so với cùng kỳ năm ngoái và mức thâm hụt hàng tháng đã tăng vọt lên gần 3,3 tỷ USD vào tháng 03/2008.

Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài càng trở nên lo lắng nhiều hơn trước tình hình nóng bỏng này. Cũng trong tháng 03/2008, thị trường tiền tệ lại phải chịu thêm một cú sốc nữa khi tỷ giá USD/VND nhảy vọt lên 5% chỉ trong vài ngày, từ dưới mức sàn lên cao hơn biên độ giao dịch cao.

Trong cơn hoảng loạn, thị trường vốn đã bắt đầu có những phản ứng khi giá cổ phiếu chạm đáy và các ngân hàng gặp khó khăn khi muốn thanh lý các cổ phiếu mua nợ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã phản ứng lại bằng cách giảm biên độ giao dịch chứng khoán từ 5% xuống còn 1%.

Tuy nhiên, sự kết hợp của các biên độ giao dịch giảm với một số đề xuất như tạm đóng cửa thị trường chứng khoán hoặc dùng nguốn vốn công để giải cứu thị trường... chỉ làm mai một thêm niềm tin của nhà đầu tư.

Thị trường nợ của Việt Nam cũng chịu chung số phận trong cuộc khủng hoảng này. Độ rủi ro của trái phiếu Chính phủ tăng vọt, đẩy mức sinh lời trái tức lên trên 20% và các hợp đồng hoán đổi tín dụng phá sản (CDS) trở nên có giá nhất trong khu vực.

Bất chấp niềm tin của nhà đầu tư bị suy sụp, các biện pháp kiểm soát nguồn vốn của Chính phủ lại giới hạn dòng chảy ra trực tiếp của đồng USD.

Sự can thiệp của Chính phủ và các gói giải pháp nhằm khôi phục niềm tin của nhà đầu tư đã bắt đầu có tác dụng vào giữa năm 2008 khi các hoạt động đầu cơ tiền tệ và hàng hóa được kìm hãm, các chính sách tiền tệ và tài chính được áp dụng.

Thâm hụt thương mại hàng tháng đã giảm mạnh xuống còn chưa đến 1 tỷ USD vào đầu tháng 7/2008.

Chỉ số VN-Index đã hồi phục trong ngắn hạn vào mùa hè khi VN-Index tháng 08/2008 tăng 19,4% - mức tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, hiệu ứng lan tỏa của đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bắt đầu tác động đến Việt Nam trong 4 tháng cuối năm khi sự sụp đổ của Ngân hàng Đầu tư Lehman Brothers (ở Mỹ) làm khởi phát một đợt khủng hoảng trong hệ thống tài chính thế giới.


Cơ hội trong 6 tháng đầu năm 2009

Chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 12 tháng tới. Giá cổ phiếu niêm yết đã phản ánh tất cả các yếu tố tiêu cực mà chúng tôi dự đoán có thể vẫn tồn tại trong thời gian tới, và giá cổ phiếu sẽ bắt đầu hồi phục trước khi nhận được sự hỗ trợ của các chỉ số kinh tế.

Các giải pháp phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam không hề đơn giản. Tuy nhiên, trong vòng 2 năm tới, tỷ lệ tăng trưởng của Việt Nam vẫn sẽ cao hơn hẳn so với các nước phát triển trên thế giới. Các khoản đầu tư, vào lĩnh vực hạ tầng chẳng hạn, sẽ đem lại tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn về lâu dài.

Việc thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo giá thị trường, gỡ bỏ các rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài và tăng hạn mức sở hữu chứng khoán đối với nhà đầu tư nước ngoài chỉ là một số giải pháp giúp thu hút thêm sự chú ý của các nhà đầu tư chiến lược dài hạn.

Diễn biến thực tế của VN-Index và nền kinh tế sẽ phần nào lệ thuộc vào khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài hiện đang gặp rất nhiều rủi ro.

Điều quan trọng là Việt Nam cần có các chính sách minh bạch và nhất quán với các gói hỗ trợ thích hợp để kích thích tăng trưởng. Nếu không, tương lai trước mắt của Việt Nam sẽ kém rõ ràng và tình trạng bất ổn sẽ tạo thêm nhiều rủi ro khác.

Các gói giải pháp kích thích tài chính có thể sẽ là các chất xúc tác chính hỗ trợ sự tăng trưởng trong nước nhưng điều này đòi hỏi phải có các khoản tài trợ để bù đắp mức thâm hụt.

Trong khi đó, việc tái cơ cấu hệ thống tài chính và điều chỉnh tài sản trong bảng cân đối kế toán là cần thiết hơn cả để hình thành một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững về sau.

Ngoài ra, cũng cần phải điều chỉnh biên độ tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn để giảm bớt sự biến động của tỷ giá hối đoái do việc cố định tỷ giá USD sẽ làm giảm tính linh hoạt tiền tệ và đã gây khó khăn cho cạnh tranh xuất khẩu vào nửa cuối năm 2008.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 11/2008 chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức đỉnh 68% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 07/2008. Chỉ số VN-Index hiện đang quay về gần mức hấp dẫn hơn với P/E hiện tại đạt 7,9x so với P/E cao nhất 22x trong năm 2008.

Người viết tin rằng trong 6 tháng đầu năm 2009 sẽ có rất nhiều cơ hội để mua cổ phiếu của các công ty tốt.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản có thể sẽ cần thêm nhiều thời gian hơn nữa để hồi phục sau khi bị đóng băng do hậu quả của đợt bùng phát tín dụng.

Những người muốn bán nhà (nhất là các sản phẩm nhà ở cao cấp) sẽ khó có thể bán được, còn những nhà đầu tư muốn mua cũng sẽ gặp khó khăn do việc giới hạn tiếp cận các nguồn vốn vay mà chúng tôi dự đoán sẽ kéo dài sang năm 2010.

Ngoài ra, với mức sinh lợi trái tức hấp dẫn, các trái phiếu Chính phủ có mức sinh lợi dưới 10% sẽ kém hấp dẫn hơn sau đợt hồi phục trên thị trường trái phiếu vào cuối năm 2008 bất chấp lãi suất có thể sẽ tiếp tục giảm nhẹ vào đầu năm mới.

Chúng tôi sẽ xem xét và chọn lọc mua các cổ phiếu sau khi các đợt bán tháo cổ phiếu làm giá cổ phiếu giảm trong ngắn hạn.

Tóm lại, chúng tôi tin rằng sẽ có rất nhiều cơ hội trên thị trường chứng khoán trong 6 tháng đầu năm 2009.

Chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm đến các doanh nghiệp có ít rủi ro, hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng trong nước có khả năng tạo ra dòng tiền ổn định và tài sản vững mạnh. Cũng sẽ có một vài cơ hội hấp dẫn đối với các cổ phiếu trong lĩnh vực hạ tầng đem lại giá trị cao và khả năng cạnh tranh mạnh.


Các chuyên gia nói gì?


Theo ông Lê Hải Mơ - Viện Khoa học tài chính: Sự thăng trầm không bình thường của TTCK Việt Nam từ năm 2006 đến nay nếu bình tĩnh nhìn nhận có thể coi là hiện tượng không quá đặc biệt và cũng thường gặp phải ở nhiều quốc gia.

Cũng không phủ nhận những nguyên nhân chủ quan và khách quan của vấn đề, nhất là năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, do khó khăn của nền kinh tế trong nước buộc phải điều chỉnh mạnh nhiều chính sách kinh tế - tài chính - tiền tệ. Điều ông Lê Hải Mơ đánh giá cao là mặc dù trong giai đoạn 2007-2008 TTCK Việt Nam diễn biến khá phức tạp nhưng sự tồn tại và vận hành an toàn của thị trường ngay cả khi nền kinh tế lâm vào khó khăn đã chứng tỏ về cơ bản Việt Nam bước đầu thành công trong việc tổ chức vận hành và quản lý TTCK.

Bàn về những diễn biến trên TTCK, tiến sỹ khoa học Nguyễn Thị Hiền cho rằng: Làm nên sự sụt giảm mạnh của chỉ số chứng khoán năm 2008 có yếu tố ảo của TTCK năm 2006 và 2007. Với mức tăng Vn-Index năm 2006 là 147% cộng với hai tháng đầu năm 2007 là 27% thì việc VN-Index “rơi” xuống dưới 300 điểm vào những ngày cuối năm 2008 là điều tất yếu phải xảy ra.

Đây sẽ là tiếng chuông cảnh tỉnh các cơ quan quản lý nhà nước và các NĐT đã quá say sưa với sự khởi sắc của TTCK trong một thời gian dài mà quên mất thực tế là vốn kinh doanh chứng khoán trong giai đoạn này đã bắt đầu có yếu tố “ảo” (vay nóng, vay ngân hàng, thậm chí cả cầm cố chứng khoán) chứ không phải phần lớn là vốn tự có (tiền sở hữu cổ phần ưu đãi, tiền nhàn dỗi và tiền bán hoặc thế chấp tài sản) như thời kỳ đầu.

PGS, TS Nguyễn Đình Tài - Viện Quản lý kinh tế trung ương trong bài tham luận của mình cũng đã lý giải: Việc Vn-Index rớt giá mạnh như hiện nay cũng giống như hiện tượng một quả bóng “xì hơi” sau một thời gian “căng to”. Đây cũng là biểu hiện của một thị trường mới hình thành và chưa chuyên nghiệp, các NĐT vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng bởi “tâm lý đám đông”.

Điều này cũng thể hiện ở 90% NĐT là những cá nhân, mặt khác, những diễn biến của TTCK phần nào chứng tỏ sự thiếu hoàn chỉnh của hành lang pháp lý và sự mất cân đối trong quan hệ cung - cầu.

Ý kiến chung của các chuyên gia cho rằng, Chính phủ nên thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các DN lớn của Nhà nước để lượng cung hàng hóa đưa ra thị trường trong thời gian tới là những sản phẩm tốt, có chất lượng, thu hút sự quan tâm của các NĐT. Đây cũng là mong đợi của nhiều NĐT và cơ quan quản lý, nhằm đẩy mạnh phát triển một TTCK bền vững.

Thursday, January 22, 2009

Mua bán chứng khoán có phải là zero-sum game?

(ĐTCK) Đầu tư chứng khoán, như tất cả các kênh đầu tư khác, đều thể hiện tính chất của một trò chơi, trong đó luôn có người thắng kẻ bại. Câu hỏi đặt ra với nhiều NĐT là: trong đầu tư mua - bán chứng khoán (stock trading) có khi nào tất cả NĐT đều thu lợi, hay ngược lại, tất cả đều bị thua lỗ? Sự hoang mang của NĐT đối với vấn đề này càng lớn trong tình thế suy giảm thị giá của hầu hết mã cổ phiếu trong hơn 1 năm vừa qua.

Để trả lời câu hỏi quan trọng này, bạn hãy nhớ lại phương thức hoạt động của TTCK. Nói một cách đơn giản nhất, TTCK là một cái chợ, trong đó người mua và người bán thỏa thuận mua - bán hàng hóa là những cổ phiếu niêm yết. Sự khác biệt chính của TTCK với một cái chợ truyền thống là trong TTCK, người mua cũng chính là người bán và ngược lại. Các công ty niêm yết đóng vai trò như một đầu mối mua bán sỉ, là nguồn cung hàng chính cho thị trường.

Vậy, hãy tự hỏi, có bao giờ bạn gặp một cái chợ, trong đó cả người bán lẫn người mua đều thua lỗ hay không? Tất nhiên là không, vì nếu điều này xảy ra thì chẳng có ai muốn mua - bán gì. TTCK cũng vậy.

Trong TTCK, điều duy nhất quyết định giá cổ phiếu là quan hệ cung - cầu được tạo ra bởi người mua và người bán. Bạn muốn mua cổ phiếu thì phải có người đồng ý bán cổ phiếu ấy cho bạn và ngược lại. Nếu có quá nhiều người muốn mua và không có đủ người muốn bán, giá sẽ tăng. Ngược lại, khi quá ít người muốn mua và quá nhiều người muốn bán, giá sẽ giảm. Khi một giao dịch thành công, tiền từ túi NĐT này chảy qua túi NĐT khác. Do đó, khi một NĐT nhảy lên sung sướng vì thu lợi, thì chắc chắn sẽ có một NĐT khác ôm đầu vì giao dịch sai lầm của mình.

Bạn có thể thắc mắc rằng, trong năm 2008, khi mà VN-Index giảm đến trên 66%, tiền của NĐT chảy đi đâu, vì rõ ràng ai nắm cổ phiếu cũng chắc chắn mất trung bình đến 2/3 giá trị tài khoản?

Hãy hình dung một mô hình đơn giản như sau: một công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng với giá 100 đồng. Một NĐT mua cổ phiếu này với dự định bán ra sau 1 tháng khi giá tăng cao. Thật không may là sau 1 tháng, giá cổ phiếu chỉ còn 60 đồng vì thị trường cho rằng, giá 100 đồng quá cao. Như vậy, NĐT đã bị lỗ do quyết định nắm giữ cổ phiếu. Trong khi đó, công ty phát hành cổ phiếu đã thu lợi vì giá trị thực tế được thị trường chấp nhận thấp hơn giá bán của công ty.

Sau một thời gian đắn đo (do chần chừ không chịu cắt lỗ ngay), NĐT quyết định bán cổ phiếu cho một NĐT khác với giá 55 đồng. NĐT thứ hai tin rằng, thị trường đã đánh giá sai giá trị cổ phiếu và hy vọng rằng, sau 1 tháng, thị trường sẽ nghĩ lại và giá cổ phiếu sẽ tăng. Tuy nhiên, sau 1 tháng, giá cổ phiếu chỉ còn 30 đồng.

Sau 2 tháng, tổng kết giao dịch của 3 nhân tố tham gia thị trường như sau:

- Công ty: lợi nhuận 70 đồng.

- NĐT 1: thua lỗ 45 đồng.

- NĐT 2: thua lỗ (dự kiến) 25 đồng.

Bạn có thể nhận thấy ngay tổng giá trị lợi nhuận - thua lỗ của tất cả nhân tố tham gia thị trường là bằng 0.

Mở rộng mô hình này ra cho cả TTCK, bạn sẽ tìm thấy cùng một kết luận.

Vậy, TTCK có thật sự là một zero-sum game? Thực ra, TTCK không phải là một zero-sum game, mà là một negative-sum game. Nghĩa là tính trung bình, khả năng bạn bị mất tiền cao hơn được tiền khi tham gia thị trường. Tại sao?

NĐT muốn tham gia thị trường phải mất nhiều khoản chi phí khác nhau: phí môi giới, phí thông tin… NĐT càng giao dịch mua - bán nhiều, các chi phí này càng gia tăng.

Ở Mỹ và nhiều nước phát triển, chi phí tham gia thị trường vào khoảng 0,5 - 1,5% cho mỗi vòng giao dịch (mua - bán). Chi phí này còn cao hơn ở Việt Nam, do hoạt động của thị trường thiếu ổn định và tính thanh khoản của hầu hết cổ phiếu chưa cao. Nghĩa là, khi vừa đặt một lệnh mua hay bán, bạn đã phải mất một khoản tiền, bất chấp quyết định của bạn là đúng hay sai.

Như thế, chúng ta không nên tham gia TTCK, vì đằng nào về lâu dài cũng sẽ bị thua lỗ? Câu trả lời là đúng và sai. Bạn không nên tham gia TTCK nếu chỉ mua - bán theo cảm tính và không có chu kỳ đầu tư rõ ràng. Bởi vì khi đó, khả năng thua lỗ của bạn cao hơn khả năng lợi nhuận. Bạn có thể kiếm lời từ một vài quyết định may mắn, nhưng nếu tham gia đủ lâu, bạn sẽ không thể tránh khỏi thất bại.

Ngược lại, NĐT nghiêm túc, có phương pháp đầu tư mua - bán hợp lý, có chu kỳ đầu tư rõ ràng, có tâm lý vững vàng thì sẽ có nhiều cơ hội thu lợi từ đầu tư chứng khoán. Theo kinh nghiệm từ những NĐT tên tuổi, tâm lý tốt chiếm đến 70% trong thành công của một NĐT chứng khoán, còn chiến thuật đầu tư chỉ chiếm 30% trong thành công mà thôi. Hiển nhiên, bạn không thể thắng nếu áp dụng một chiến thuật tồi, nhưng dù có một chiến thuật xuất sắc, bạn vẫn chưa thể đảm bảo thành công nếu tâm lý không vững vàng. Bạn nên nhớ rằng, tham gia TTCK tức là tham gia vào một cuộc đấu trí không khoan nhượng với những bộ óc sắc sảo nhất. Cũng như bạn, họ muốn tạo ra lợi nhuận khi tham gia thị trường. Sự thua lỗ của bạn làm nên chiến thắng cho họ. Để tránh được điều này, cách duy nhất là bạn phải sắc sảo hơn họ

Sunday, January 4, 2009

Thursday, January 1, 2009

Chứng khoán thế giới 2008 - một năm đầy sóng gió.

Nhiều nguyên tắc, kỷ lục... của thị trường chứng khoán thế giới đã bị phá vỡ trong một năm đầy sóng gió.

Bước vào năm 2008, kinh tế Mỹ và cả thế giới vẫn “hứa hẹn” sự tăng trưởng dù những lo ngại về một sự bất ổn nền tài chính Mỹ đang manh nha bộc lộ. Thực tế GDP của Mỹ, Nhật, nền kinh tế 15 nước sử dụng chung đồng Euro vẫn đạt mức tăng trưởng trong quý 1.

Thế nhưng, những diễn biến phức tạp trên thị trường hàng hóa cơ bản khi giới đầu cơ gia tăng lũng đoạn đã khiến giá lương thực - thực phẩm tăng vọt, giá dầu tăng đột biến lên 147,27 USD/thùng vào tháng 7/2008..., đẩy lạm phát ở mức cao. Tiếp đó, nhu cầu hàng hóa bắt đầu suy giảm, sản xuất đình trệ, xuất khẩu bắt đầu giảm mạnh. Một cuộc suy thoái kinh tế lộ rõ khi bước vào quý 3/2008, đồng thời nguy cơ giảm phát đang cận kề với nhiều nền kinh tế trên thế giới.

Chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương đã thay đổi chóng vánh, trong đó Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã 6 lần hạ lãi suất cơ bản, đưa mặt bằng lãi suất đồng USD từ 4,25% xuống 0-0,25%, Nhật hạ lãi suất đồng Yên xuống còn 0,1%, ECB hạ lãi suất đồng Euro từ 4,75% xuống 2,5%...

Kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung cũng chịu tác động nghiêm trọng từ việc “bong bóng” thị trường bất động sản Mỹ “xì hơi”, với rủi ro lan tỏa từ Mỹ sang các nước phát triển và toàn cầu, với hệ quả là sự đổ vỡ dây chuyền của hệ thống tài chính.

Sự đổ vỡ và tan rã của hệ thống ngân hàng đầu tư ở Phố Wall là sự thay đổi mang tính chất lịch sử của ngành tài chính thế giới, khi các tên tuổi uy tín như Lehman Brothers bị phá sản, Bear Stearns và Merill Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company).

Hệ lụy của những thương vụ đầu tư trên thị trường nợ dưới chuẩn ở Mỹ là một kết cục tồi tệ tất yếu của nền tài chính Mỹ với 25 ngân hàng thương mại, tiết kiệm bị phá sản - trong đó nổi lên là vụ phá sản của Washington Mutual.

Khủng hoảng cũng gây nên những hệ lụy đau đớn cho thế giới tài chính châu Âu, với sự phá sản của nhiều ngân hàng nhỏ, trong khi nhiều định chế tài chính lớn như UBS (Thụy Sỹ), Royal Bank of Scotland, HBOS (Anh), BNP Paribas (Pháp), Fortis (Bỉ, Hà Lan) vẫn đứng trước sóng gió, cần được giải cứu, tăng vốn... và đang chịu những khoản thua lỗ khổng lồ.

Châu Á cũng không tránh khỏi cơn bão. Riêng ba tập đoàn tài chính hàng đầu của Nhật là Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group đã thua lỗ hàng tỷ USD từ các thương vụ đầu tư các tài sản nợ dưới chuẩn của Mỹ.

Ngay cả đến một tập đoàn đầu tư nổi tiếng của Chính phủ Singapore - Tập đoàn Temasek Holdings - cũng lỗ nặng, với các khoản rót vốn vào Phố Wall và khoản tiền đầu tư vào Ngân hàng Barclays của Anh...

Đây là sự thua lỗ mang tính toàn cầu. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thế giới năm qua quả thực là điều khó tin, nhưng lại là thực tế.

Chứng khoán Âu, Á sụt giảm kỷ lục




Ở châu Á, các thị trường đều mất điểm mạnh từ 40,7% đến 65,9% - cùng đó là hàng nghìn tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường này.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc có mức giảm thấp nhất (-40,7%), trong khi chỉ số VN-Index của Việt Nam, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm mạnh nhất với sự sụt giảm hơn 65% giá trị so với các thị trường được đưa vào so sánh.

Riêng chỉ số Nikkei 225 của Nhật đã giảm tới 42,1% - mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1990 (-39%).

Ở châu Âu, chỉ số CAC 40 của Pháp đã giảm mạnh nhất (-42%) và chỉ số FTSE 100 của Anh giảm ít nhất (31,5%). Chỉ số DAX của Đức đã giảm 39,5%.




Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy, ở hầu hết các thị trường, ngưỡng giá trị mở cửa năm 2008 cũng gần bằng với ngưỡng cao nhất trong năm, trong khi đó ngưỡng giá trị đóng cửa ngày cuối năm đã cao hơn điểm thấp nhất trong năm một tỷ lệ % nhất định. Như vậy, xu hướng tăng điểm phần nào đã diễn ra vào thời điểm cuối năm.

Trong khi đó, ở biểu đồ dưới đây, chúng ta có thể thấy rõ hơn về xu hướng đường biểu diễn ngưỡng giá trị đầu năm của các chỉ số chứng khoán luôn bám sát ngưỡng giá trị cao nhất trong năm 2008.




Cơn bão tài chính đã tác động mạnh tới thị trường chứng khoán toàn cầu khiến các chỉ số chứng khoán có nhiều ngày giảm trên 10% và có ngày tăng trên 10%, điều được cho là bất thường từ nhiều chục năm nay.

Năm 2008 chứng kiến "nỗi đau lớn" của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, với các khoản tiết kiệm tích cóp nhiều năm và được đưa vào một thị trường chứng khoán còn chưa hoàn chỉnh, nơi yếu tố rủi may vẫn được cho là nhân tố quan trọng của “chiến thắng”.

Phố Wall “tan tác”

Năm 2008, giới đầu tư từng chứng kiến các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trên 11%, một mức tăng “kinh hoàng” trong phiên giao dịch ngày 13/10. Thế nhưng đó chỉ là bề nổi cho một tảng băng chìm.

Trong 5 ngày giảm điểm liên tiếp trước đó từ (1/10-7/10), chỉ số Dow Jones đã mất 1.400 điểm, tương đương mức sụt giảm 13% giá trị và xuống dưới ngưỡng 9.500 điểm. Chỉ số S&P 500 và chỉ số Nasdaq cũng có mức trượt giảm trên 10% sau 5 ngày – mức giảm đi vào lịch sử ở thị trường phát triển nhất thế giới này.

Thời điểm cuối tháng 9 đầu tháng 10 đã tô đậm nhất về bức tranh tối tăm của thị trường chứng khoán Mỹ, trong sóng gió của một cuộc Đại khủng hoảng tài chính, dẫn đến một bầu không khí bi quan tột độ của giới đầu tư.

Chỉ số Dow Jones có lúc đã giảm 42% giá trị trước khi có sự phục hồi và giảm 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số S&P 500 giảm 39,3% giá trị, chỉ số Nasdaq hạ 41,5%.

Giá trị vốn hóa toàn thị trường chứng khoán (cổ phiếu) Mỹ mất khoảng 7.500 tỷ USD - mức giảm lớn nhất trong lịch sử thị trường này.

Giá trị cổ phiếu trong 9 ngành cơ bản của chỉ số S&P 500 cũng sụt giảm mạnh, với mức giảm kỷ lục của ngành tài chính, nguyên vật liệu...



Xét riêng 30 cổ phiếu blue-chip trong chỉ số Dow Jones, 28/30 cổ phiếu đều giảm mạnh, chỉ có hai mã chứng khoán của Tập đoàn McDonalds (NYSE-MCD) và Wal Mart Stores (WMT) là có sự tăng trưởng.

Vốn hóa thị trường của 30 cổ phiếu trong chỉ số này đã sụt giảm hơn 1.000 tỷ USD, trong đó cổ phiếu Citigroup, General Motor, General Electric có mức giảm lớn nhất - riêng cổ phiếu General Motor đang đứng trước khả năng bị loại khỏi chỉ số Dow Jones.

Còn nhớ, khi cuộc Đại khủng hoảng kinh tế xảy ra năm 1929, chỉ số Dow Jones và S&P 500 mất 17%. Sang các năm 1930, 1931,1932, chỉ số Dow Jones giảm lần lượt là 34%, 53% và 22%. Đến năm 1933, thị trường chứng khoán Mỹ mới hồi phục với chỉ số Dow Jones tăng 67% và chỉ số S&P 500 tăng 48%.

Trong năm 2008, thị trường chứng khoán giảm mạnh và được ví như thời kỳ năm 1931. Và điều này làm giới đầu tư liên tưởng tới năm 2009 sẽ giống như năm 1932 - khi thị trường chứng khoán sẽ giảm ít hơn năm trước đó.

Theo kịch bản này, 2010 sẽ là năm hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ, giống như sự hồi phục ấn tượng của năm 1933 thế kỷ trước.

Một năm sóng gió của cuộc khủng hoảng tài chính - suy thoái kinh tế toàn cầu đã qua đi, song hệ lụy của nó chắc chắn sẽ vẫn còn để lại cho năm 2009. Nhiều điều khó tin đã xảy ra, mà sử sách sẽ còn lưu giữ.

Toàn cảnh chứng khoán thế giới 2008

(Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg )


Nguồn: CNBC, Thomson Reuters

Thị trường chứng khoán 2008 - giá phải trả quá đắt!

“Khi đứng ở thời điểm cuối năm 2007 đầu năm 2008, người ta không ngờ được thị trường lại xuống quá sâu như hiện nay.

Có thể thấy cuối năm 2007 chiều hướng đã không tốt, nhưng ít ai nghĩ nó xấu đến như vậy. Sau Tết âm lịch cũng đã loáng thoáng thấy chiều hướng nó xấu rồi, nhận định có thể rõ nét hơn. Nhưng ngay cả ở thời điểm đó, người ta cũng không có ngờ”.

Trong câu chuyện cuối năm với VnEconomy, nhìn lại một năm đầy khó khăn với thị trường chứng khoán trong nước, ông Huy Nam, chuyên gia chứng khoán độc lập, đã nhận định như vậy.

“Năm 2008 phải trả nợ cho năm 2007”

Vậy theo ông, đâu là những nguyên nhân khiến thị trường có một năm xấu như vậy?

Tôi cho là có hai nguyên nhân. Một là nội tại, “tại tôi”; hai mới là tại khách quan.

Giai đoạn “tại tôi”, có nhiều nguyên nhân cụ thể. Như khi thị trường chuyển từ năm 2007 qua 2008, cuối 2007 đã có những dấu hiệu cho thấy sẽ có sự điều chỉnh; thậm chí cuối 2007 đã có những đợt điều chỉnh mạnh. Tưởng rằng sau những đợt điều chỉnh đó, khả năng nó sẽ đứng lại. Lúc đó hầu như ai cũng hy vọng, cũng như nhiều chuyên gia trong đó có tôi, nó sẽ đứng ở mức 1.000 điểm cuối 2007.

Đó là mức điểm ở thời điểm mà nền kinh tế mình đang mạnh lên, tương đối mạnh. Và đối với một nền kinh tế phát triển mạnh như vậy thì các chỉ số có thể cao hơn mức trung bình của thế giới một chút. Dựa vào một số phân tích, chính bản thân tôi cũng nghĩ như vậy. Và dự tính năm 2008 nó sẽ lên xuống với sự duy trì ở mức tương đối lạc quan.

Nhưng tình hình xấu đi kể từ sau Tết Âm lịch. Nền kinh tế rơi vào lạm phát và chống lạm phát. Những biện pháp mạnh chống lạm phát nó làm ảnh hưởng tới thị trường. Đó là những giải pháp về tiền tệ, thắt chặt quá mạnh. Anh mạnh khỏe, anh ốm cũng phải chịu một liều thuốc mạnh và suy yếu chung.

Thứ hai là các biện pháp về tài khóa, nó cũng làm cho một số hoạt động liên quan đến chứng khoán giảm.

Sau khi thị trường chứng khoán giảm khá sâu, trước tiên là những tập đoàn, công ty nhà nước có tham gia thị trường bắt đầu rút vốn. Thị trường bị hẫng một lượng rất lớn. Điều đó ít ai dự liệu được trong năm 2007 để bước vào năm 2008. Kế tiếp là các tổ chức đầu tư, các doanh nghiệp không phải là những tập đoàn trên, cũng bắt đầu tính toán, cấu trúc lại và rút bớt nguồn tiền ra khỏi thị trường, do giá chứng khoán đi xuống mạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của họ. Lực lượng rút tập trung đầu năm 2008 làm cho thị trường suy giảm mạnh, kế sau chuyện thắt chặt tiền tệ.

Đó là những vấn đề có tính chất phản ứng của thị trường. Còn nếu xét về những yếu tố mang tính kỹ thuật thì có thể nói thế này, thị trường của năm 2007 được định giá quá cao, nó thể hiện qua hai mặt.

Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc niêm yết trên sàn, họ đều đưa ra những mức giá quá cao. Thứ hai, ở phía nhà đầu tư, người ta cũng kỳ vọng quá cao. Hai yếu tố này gặp nhau và đẩy thị trường lên khá cao. Và cuối năm 2007, thị trường đã nhận ra điều đó và có phản ứng.

Ở phía nhà đầu tư rõ ràng là có phản ứng, người ta không chịu mua cao nữa, trong khi cái quán tính hay sự chuẩn bị của rất nhiều công ty để phát hành tăng vốn hay cổ phần hóa thì vẫn tiếp tục triển khai, phát hành hoặc niêm yết giá cao. Khi mà thị trường không chấp nhận nữa mà anh vẫn tiếp tục đẩy ra giá cao như thế thì thị trường buộc phải kéo xuống. Chính lý do đó đã làm cho chỉ số giảm mạnh.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp vẫn tiếp tục tranh thủ, vì người ta tiếc, đưa ra thị trường với giá cao để gọi vốn. Đáng chú ý là càng về sau, như quý 4/2007, là những doanh nghiệp lớn như Vietcombank, Bảo Việt… nên mức độ chi phối lớn, kéo thị trường xuống rất nhanh.

Có thể kết luận là năm 2008 phải trả nợ cho năm 2007, xét về vấn đề định giá cao. Đó là vấn đề mặc nhiên của thị trường, nhưng thêm vào đó nó phải nhận thêm cú bồi của các chính sách tiền tệ và tài khóa.

Còn những nguyên nhân khách quan thì sao, thưa ông?

Khi thị trường xuống sâu, nhiều người vẫn chờ đợi cơ hội, tính toán các kế hoạch đầu tư. Ví như hồi đầu tháng 3 JP Morgan tuyên bố sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 1 tỷ USD…

Và khi nó xuống dưới 500 điểm, biên độ bắt đầu bị siết lại xuống +/-1%. Thị trường lập tức phản ứng theo hướng tiêu cực. Thời điểm đó tôi cũng đã có nhận định rằng giải pháp đó không phù hợp, nó ảnh hưởng nặng tới thị trường, gần như thanh khoản mất. Nhà đầu tư lớn người ta không tham gia, bởi tham gia vào bị kẹt thì cửa thoát quá hẹp. Nó chặn luôn các dự định đầu tư của nhiều tổ chức khi thấy thị trường đã giảm xuống hấp dẫn.

Lúc đó tôi cũng có khuyến nghị là nên bỏ biện pháp siết biên độ vì thanh khoản kém, chứng khoán xuống những mức có thể xem là hấp dẫn rồi. Và khi biên độ được giãn ra từ từ thì thị trường bật lên khá mạnh. Tới cuối tháng 8, nó từ 366 điểm lên gần 570 điểm.

Như từ cuối tháng 8 và sang tháng 9 lúc đó mới tại khách quan. Thị trường mình vừa mới được hồi phục, một cơ thể vừa ốm dậy, chưa khỏe hẳn thì bị cơn bão khủng hoảng tài chính ập tới. Thị trường chứng khoán thế giới bắt đầu suy giảm mạnh thì Việt Nam không tránh khỏi sự ảnh hưởng, cho tới giờ phút này.

Đó là cú đánh bồi làm thị trường xuống sâu, có lúc xuống còn khoảng 286 điểm và giờ đang lừng khừng trên dưới 300.

Tóm lại, năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phải trả giá quá đắt. Một là nguyên nhân chủ quan đi đầu, hai là nguyên nhân khách quan. Nếu không có nguyên nhân chủ quan thì nó không nặng thế. Giảm khoảng 70%, quá nặng.

Ông đánh giá thế nào về những phản ứng của cơ quan quản lý trong năm 2008, như thu hẹp biên độ, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vào cuộc?

Theo tôi, nhà điều hành thị trường cần tính toán trước các kịch bản, tránh những giải pháp quá tình thế như thời gian qua. Những giải pháp quá tình thế đối với một thị trường nó quá ư nhạy cảm và chuyên biệt thế này đôi khi không giải quyết được vấn đề, đôi khi nó làm cho vấn đề sâu sắc hơn. Ví dụ như việc giảm biên độ như tôi đã đề cập ở trên, có thể đó là điều cần rút kinh nghiệm.

Rồi câu chuyện SCIC can thiệp. Lúc đó tôi cho rằng đó cũng không phải là giải pháp. Tại vì SCIC không phải là một tổ chức chuyên ngành, đặc biệt là xét về đầu tư chứng khoán. Họ là tổ chức quản lý tiền, tài sản của nhà nước. Tất nhiên là họ có chuyên môn về thị trường chứng khoán nhưng kinh nghiệm hạn chế.

Cái thứ hai, anh có tiền chưa chắc đã giải quyết được. SCIC dù sao cũng là một doanh nghiệp, không phải “cây cao bóng cả” để đi bình ổn thị trường. Như đến thời điểm này thì cái quan trọng nhất của họ vẫn là bảo toàn vốn. Họ cũng phải đặt mục tiêu kinh doanh hiệu quả, tối thiểu là phải bảo toàn vốn. Trong kinh tế, bảo toàn không có nghĩa anh giữ 1 đồng đầu năm và cuối năm vẫn là 1 đồng, mà anh phải tính toán để làm sao nó phải làm ra bao nhiêu.

Và khi thủy triều xuống…

Về “quán tính” phát hành mà ông nói đến, theo ông nó có ảnh hưởng đến chất lượng hàng của thị trường không?

Đúng là ngoài quán tính đó cần phải nói thêm về chất lượng. Nó liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có việc đánh giá mình quá cao trong chiều hướng thị trường đang lạc quan, doanh nghiệp đặt ra những kết quả huy động cao và bằng mọi cách để thực hiện được.

Trong năm 2007, nhiều doanh nghiệp đã đạt được điều đó. Cho tới năm 2008, về chất lượng, người ta nói một câu rất đúng là khi thủy triều xuống thì sẽ biết ai tắm mặc đồ như thế nào.

Người ta nói nhiều về Bông Bạch Tuyết, nhưng đó cũng chỉ là một trường hợp thôi. Vì nó quá nặng. Nhưng từ đó cũng có thể đánh giá một vấn đề là sự quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đến chất lượng thực sự của hàng hóa thời gian thị trường lạc quan dường như đã bị xem nhẹ, cả từ ba phía.

Một là nhiều nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm, đó là lỗi mà tôi cho rằng phải đề cập đến một cách công bằng; nhiều người thấy người ta mua cũng mua theo. Hai là bản thân doanh nghiệp cũng tranh thủ có một lượng huy động cao, bằng mọi cách để đưa giá lên mà chưa đề cao sự xứng đáng hay không với giá trị thực sự của nó. Đó là trách nhiệm từ các doanh nghiệp phát hành. Và các bên khác, như các công ty chứng khoán, tư vấn cũng hầu như xem nhẹ nghiệp vụ đo lường giá trị hàng hóa. Bên cạnh đó là nhiều đơn vị cung cấp những thông tin chính xác, khách quan nhất, ví dụ như các công ty kiểm toán, cũng xem nhẹ vấn đề chất lượng. Bằng chứng là trường hợp của Bông Bạch Tuyết.

Những yếu tố đó đặt ra nỗi lo của thị trường là giá chứng khoán phát hành không phản ánh đúng giá trị đáng có. Năm 2008 cho thấy đến một thời điểm nào đó người ta sẽ quay lại xem giá trị đó một cách thận trọng.

Vẫn phải hỏi một câu cơ bản và đã được đề cập nhiều, theo ông phải làm sao để khắc phục những vấn đề trên, đặc biệt là ở khía cạnh bảo vệ nhà đầu tư?

Tôi tiếc là thời gian qua, khi chủ quan làm cho thị trường sụt giảm, đến khách quan làm cho thị trường lảo đảo, thì mình lại dừng lại nhiều dự tính, hay là những cải thiện hơn về chất lượng thị trường, hỗ trợ thị trường.

Có thể nói nhiều nghiệp vụ có tính chất chuyên ngành, chuyên nghiệp, mức độ cải thiện dường như đứng lại, thậm chí có nhiều tuyên bố của những người nghiên cứu chưa tới, tìm hiểu chưa sâu mà đã lo ngại, dừng lại trong khí đáng lẽ nó phải tiếp tục triển khai để làm cho thị trường tốt hơn.

Tôi lấy ví dụ như sau Chỉ thị 03, tiền vào thị trường bị thắt chặt nhưng không có một giải pháp nào để thay thế cái đó, trong khi đó ở thế giới người ta có, như Margin Trading (giao dịch cho phép nhà đầu tư mượn tiền trước của nhà môi giới - PV). Đó là một trong những công cụ rất tốt, nghiệp vụ tốt hỗ trợ cho thị trường và mang tính chuyên nghiệp cao. Mình cũng có dự tính đó rồi nhưng thấy thị trường trong và ngoài nước như thế nên mới lo và không mạnh dạn làm. Hay xa hơn là các công cụ phái sinh Options, Futures… trong chứng khoán.

Nhưng khi thấy thị trường thế giới như thế, có những người đưa ra những tuyên bố gây lo âu, trong khi cần phải nghiên cứu sâu những công cụ đó để có thể hỗ trợ thị trường. Bản thân con dao nó không có lỗi, khi mình không nghiên cứu kỹ hay hiểu nó thì công dụng của nó mình không dám dùng, thị trường theo đó vẫn cứ đơn điệu, 8 năm rồi nó vẫn cứ đơn điệu, mua rồi giữ đó chờ mai mốt bán, không có công cụ nào để bảo vệ nhà đầu tư hay để họ tự bảo vệ mình; hay các tổ chức có thể sử dụng để có thể bảo vệ thành quả đầu tư của họ, hay ngăn chặn lỗ…

Vẫn còn những thành kiến cản trở

Nhìn về năm 2009, ông có nhận định gì không?

Đoán thị trường theo một tình trạng bình thường thì không ai dám, có thể nó chỉ đúng trong ngắn hạn, dài hạn rất khó, do có nhiều thay đổi mình không thể lường trước được.

Với những yếu tố có thể nhìn được bây giờ thì chỉ có thể nói một cách cổ điển thôi: không thể có diễn biến chỉ một chiều, tới một mức độ nào đó nền kinh tế tự bản thân nó cũng phải tự điều chỉnh.

Những diễn biến của thị trường, theo tôi, tới giờ phút này cũng là quá đủ rồi. Trong chừng mực nào đó, mình thấy diễn biến của các chỉ số, sự tập trung phân tích của nhiều giới để tính toán lại cũng cho mình nhận định là có thể mức hiện nay là sự trả giá vừa đủ rồi.

Có một điều mà tôi có thể nói được là, tuy nó xấu trong năm 2008, nhưng với năm 2009 thì nó là một mức có thể kỳ vọng được. Đây là một thử thách nói chung, nhiều ý kiến cũng đã đề cập, nếu mình co cụm và thận trọng quá mình chịu thiệt, vì thấy nó bật thật sự rồi mới tham gia thì có thể muộn mất rồi. Năm 2008 đã kéo lùi hai năm, biết đâu đây lại là mức khởi đầu trở lại.

Đó là tôi nói mang tính quan điểm nhận định cá nhân của mình thôi.

Riêng có một cái, tôi cho rằng thị trường cần có những công cụ, nghiệp vụ như đã nói để có sự đa dạng, sinh động, giảm bớt sự đơn điệu; cũng như việc xây dựng hành lang, rõ ràng hơn. Nhà đầu tư có thể mạo hiểm, thậm chí biết mạo hiểm nhưng họ mạo hiểm trên cơ sở tính toán chứ không phải mù mù không biết mai mốt nó như thế nào.

Là một người nghiên cứu về thị trường chứng khoán, ông nói gì về vai trò của nó, cũng như những gì đã thể hiện trong năm 2008?

Có một điều rất quan trọng là phải nhìn lại là sự đóng góp của thị trường chứng khoán và vai trò của nhà đầu tư.

Hiện nay rất tiếc là rất nhiều người giữ trọng trách trong doanh nghiệp cũng như quản lý nói chung vẫn không thấy, hoặc thấy chưa hết, cho nên nhiều người vẫn có những nhận định rằng thị trường chứng khoán, giao dịch mua đi bán lại đâu có mang lại ích lợi gì cho xã hội đâu mà quan tâm. Đáng tiếc là hiện nay vẫn có những người như thế! Họ không hiểu! Tôi rất thất vọng!

Thị trường chứng khoán đang bị dị ứng ở những người như thế, thậm chí cả ở thị trường bất động sản. Đó là những cái nhìn hẹp, quá hẹp! Nó cản trở sự phát triển của thị trường. Thành kiến của họ ảnh hưởng tới thị trường. Tôi cho như thế thì thiệt cho nền kinh tế thôi chứ không phải thiệt cho một số người mà họ cho là giàu. Thậm chí cá nhân tôi cho rằng họ giàu được từ chứng khoán một cách chính đáng thì mình vỗ tay ủng hộ.

Quan điểm của tôi, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán là hai thị trường nền. Chỉ khi tôi nói không theo kinh tế thị trường nữa thì thôi. Tôi nhớ cách đây dăm ba năm, đi tìm vốn 10 tỷ bạc thôi, lấy đâu? Nhờ thị trường chứng khoán. Thậm chí nhiều nhà máy lớn hàng trăm tỷ đồng huy động được.

Nhiều ý kiến cho rằng đầu tư chứng khoán là một nghề đòi hỏi sự nghiêm túc về trình độ, công sức cũng như tâm huyết. Năm 2008 còn cho thấy đó là một nghề khắc nghiệt. Ý kiến của ông thế nào?

Đúng, đó là một nghề. Đó là một ý thức quan trọng. Tôi có cùng quan điểm đó.