Thursday, June 16, 2011

“Đi săn” tài sản giá rẻ : 9 năm, 1.000 USD thành 1 triệu USD

 
Sau 9 năm, 1.000 USD đầu tư vào Masan Food trở thành tài sản có giá 1 triệu USD.
TTCK Việt Nam hiện tại tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho những NĐT tài chính chuyên đi săn giá rẻ, tuy nhiên, hiệu quả của việc thâu tóm đến đâu vẫn là một ẩn số.
 

Hiệp hội Các NĐT tài chính (VAFI) mới đây đưa ra quan điểm, TTCK Việt Nam ở trong trạng thái trì trệ quá lâu, giá hầu hết cổ phiếu giảm mạnh và đa phần là rất rẻ nếu so với giá trị tài sản DN.
VAFI nhấn mạnh, nếu NĐT chú ý đến các loại tài sản vô hình thì hiện tại đang là cơ hội không chỉ cho đầu tư giá trị, mà còn thích hợp để vươn lên nắm quyền lãnh đạo DN. Gợi ý của VAFI được đưa ra đúng lúc TTCK Việt Nam đang hình thành xu hướng thâu tóm ngầm. Động cơ phía sau là tài sản giá rẻ. Thế nhưng, phía trước sự thành công vẫn còn là ẩn số.
Thâu tóm tài sản rẻ
ĐHCĐ thường niên mới đây của CTCP FIDECO (FDC) tạo bất ngờ cho hầu hết cổ đông nhỏ tham dự. Khởi đầu khá suôn sẻ, nhưng khi biểu quyết, 10 nội dung quan trọng bất ngờ bị phủ quyết. Không có thông báo chính thức về tỷ lệ, nhưng lá phiếu "nói không" được khoanh vùng quy trách nhiệm cho vài cổ đông lớn.
Khi biểu quyết lần 2, đại hội đã thông qua được kế hoạch kinh doanh năm 2011, xuất phát từ sự nhượng bộ của lãnh đạo Công ty sau cuộc hội ý nhanh với một số cổ đông lớn. Song song với việc bầu mới 2 thành viên HĐQT theo tờ trình, một NĐT sở hữu 1 triệu cổ phần FDC được nhóm cổ đông lớn đề cử tham gia HĐQT.
Động thái tại FDC khiến giới quan sát liên tưởng tới sự việc tương tự diễn ra cách đây chưa lâu ở CTCP Xây dựng công nghiệp DESCON (DCC). Trước thềm ĐHCĐ thường niên năm ngoái, Ban lãnh đạo DCC nhận được yêu sách từ đại diện nhóm cổ đông Bình Thiên An.
Đại diện này tuyên bố nhận được sự hậu thuẫn từ các cổ đông sở hữu 35% số cổ phần, đòi được cử đại diện 3/5 thành viên HĐQT. Nếu không chấp thuận, toàn bộ các tờ trình sẽ bị phủ quyết. Khi ấy, để ĐHCĐ không bị gây khó dễ, lãnh đạo DCC miễn cưỡng chấp thuận 2/3 thành viên đề cử vào HĐQT. Không lâu sau đó, với sự ủng hộ từ một thành viên HĐQT cũ, nhóm cổ đông lớn đã đạt được mục đích kiểm soát các quyết định từ HĐQT DCC.
Trung tuần tháng 12/2010, ĐHCĐ bất thường của DCC đánh dấu sự ra đi chính thức của Chủ tịch HĐQT sau 20 năm gắn bó. Tính ra, việc chuyển giao quyền lực chóng vánh chưa đầy 6 tháng.
Nhóm cổ đông lớn Bình Thiên An giành quyền lãnh đạo tại DCC khi sở hữu chính danh chỉ 21,6% số cổ phần. Bỏ ra khoảng 60 tỷ đồng để "thâu tóm" một công ty có vốn hóa khoảng 250 tỷ đồng được nhận định là cái giá khá rẻ. Chưa hết, không tính thương hiệu, một loạt công trình và dự án DCC đang triển khai, thì chỉ riêng Dự án PRECHE (quận 2, TP. HCM) đã có giá thị trường khoảng 25 - 30 triệu USD, xấp xỉ vốn hóa Công ty.
Trở lại câu chuyện tại FDC, tại sao các cổ đông lớn gây áp lực lên ban lãnh đạo hiện tại của FDC? Giới quan sát nghiêng về khả năng giống như DCC trước đây, FDC lọt vào tầm ngắm của một số NĐT lớn vì Công ty đang sở hữu khá nhiều bất động sản. Trong số này, hai tài sản có giá nhất là Tòa nhà Fideco Tower trên mặt đường Hàm Nghi và mảnh đất dự kiến xây cao ốc văn phòng tại số 26 - 28 Phùng Khắc Khoan (quận 1, TP. HCM).
Ngoài ra, FDC còn sở hữu nhiều tài sản tiềm năng khác như Khu nhà ở Thảo Điền - Quận 2, Dự án Cần Giờ (29,8 héc-ta), Dự án như Đông Bình Dương (126,7 héc-ta), Dự án Khu công nghiệp Tân Đức - Long An (1.200 héc-ta)… Tương tự DCC, việc Eximbank đã thoái hết vốn tại FDC và thành viên HĐQT sắp từ nhiệm đang dọn đường cho việc các nhân tố mới chiếm tỷ lệ quá bán, đủ kiểm soát được các quyết định của Công ty.
Không chỉ DCC, FDC, giá cổ phiếu giảm sâu đã khiến vốn hóa trên sàn của nhiều công ty thấp hơn lượng tiền mặt hiện có hay giá trị bất động sản. Xu thế săn tìm tài sản giá rẻ đang hình thành. Một số quỹ đầu tư nhỏ có mức chiết khấu cao (thị giá chứng chỉ quỹ thấp hơn nhiều giá trị tài sản ròng), một vài công ty trong lĩnh vực logistics sở hữu nhiều bất động sản cũng đang trong tầm ngắm của những người "đi săn".
Thách thức với người mua
Không phải vô cớ các công ty có tài sản và nền tảng như FDC hay DCC trở thành đối tượng bị thâu tóm. FDC là một trong các DN đầu tiên được cổ phần hóa ở Việt Nam vào năm 1993. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Công ty nhiều năm qua chỉ ở mức trung bình. Một số cổ đông phàn nàn cung cách quản trị tại FDC vẫn theo kiểu DN nhà nước.
Ông Tô Hải, Tổng giám đốc CTCK Bản Việt đánh giá, sau DCC, hiện tượng FDC tiếp tục hồi chuông cảnh báo với độ ì của nhiều DN hiện nay, đặc biệt là các công ty có tài sản lớn, nhưng hiệu quả kinh doanh thấp.
Trên góc độ xã hội, xu thế đang hình thành đưa tư liệu sản xuất tới tay những người có khả năng quản lý, khai thác phù hợp. Xu hướng này cũng tạo động lực hình thành thị trường lao động cấp cao nội địa. Người đi thâu tóm cần các chuyên gia thực sự để biến các ý tưởng đưa tài sản giá rẻ thành động lực tăng trưởng.
Nhưng với người thâu tóm, khả năng thành công vẫn là ẩn số. Lý giải nhận định này, ông Tô Hải cho rằng, người mua thường là các NĐT tài chính thuần túy. Bởi vậy, sẽ tồn tại một khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế khi bắt tay vào thực hiện.
Nếu thâu tóm để thanh lý tài sản, thì trong giai đoạn hiện tại, hiệu quả khó như kỳ vọng. Thâu tóm để tái cơ cấu thì chưa chắc trong sân chơi mới, những NĐT tài chính đã làm tốt hơn các lãnh đạo hiện nay. Bên cạnh đó là ẩn số cơ hội. Biến một khu đất trống thành một tòa cao ốc khá đơn giản, nhưng thực tế triển khai có thể mất vài năm. Trong thời gian này có nhiều cơ hội hấp dẫn không kém.
Năm 2002, CTCP Artex Sài Gòn cổ phần hóa. Khi ấy, có NĐT tài chính mua gom tới 43% số cổ phần nhằm thâu tóm Công ty. Động lực chính xuất phát từ việc Artex sở hữu nhiều bất động sản tại vị trí đắc địa.
Cùng thời điểm, nếu mua cổ phiếu Masan Food, NĐT này có thể nắm 5% vốn điều lệ. Sau 9 năm, 1.000 USD đầu tư vào Masan Food trở thành tài sản có giá 1 triệu USD (nguồn: Báo cáo thường niên 2010 Masan Food). Thế nhưng, Artex hiện tại vẫn chỉ là công ty quy mô nhỏ, lợi nhuận đạt mức bão hòa sau khi các dư địa tăng trưởng hầu như đã khai hết. Thách thức về hiệu quả thực mới là ẩn số lớn nhất cho những người "đi săn" tài sản giá rẻ hiện nay

Tuesday, June 14, 2011

“Soi” báo cáo tài chính qua 5 chỉ số

Khi thị trường chứng khoán  tiếp tục chuẩn bị “hứng chịu” đợt báo cáo tài chính mới không mấy vui vẻ, và xem chừng sẽ còn nhiều chuyện không hay đối với nhiều công ty niêm yết.

Do vậy, lúc này các chỉ  số tăng trưởng, lợi nhuận của doanh nghiệp không còn là ưu tiên số một đối với các nhà đầu tư nữa, mà phải là các chỉ số rủi ro. 

1) Chỉ số đầu tiên cần lưu tâm, đó là “Nợ vay”, bao gồm 3 chỉ số nhỏ là: tổng nợ/vốn, nợ ngắn hạn tính theo số tuyệt đối và tỷ lệ trên vốn. Nếu như cách đây một năm thì có thể chỉ cần bóc tách nợ nào phát sinh lãi, nợ nào do chiếm dụng vốn của người khác để đo lường rủi ro, thì năm nay có lẽ cứ... tính tổng cộng, nhất là nợ ngắn hạn. 

Khi nền kinh tế gặp chuyện xấu thì chả ai muốn kẻ khác nợ mình, dù có lãi hay không lãi đi đòi sớm. Vay ngân hàng thì buộc phải tính cách để trả, hoặc nghĩ kế đảo nợ. Người mua nào trả tiền trước cũng mong bên bán sớm giao hàng, ai cho mua chịu giờ cũng thấy khó chịu nếu đối tác không sớm trả tiền... 

An toàn bước đầu là nợ ngắn hạn nhỏ hơn vốn. Công ty nào có hệ số nợ trên vốn, cho dù chỉ ở mức 1 lần nhưng số nợ cả ngàn tỷ đồng thì cũng phải dè chừng, trừ phi nợ tập đoàn mẹ, nợ ngân hàng mẹ để còn có thể “hờn dỗi”... 

Các nhóm ngành mang tính cơ hội như... phi sản xuất (trừ ngân hàng, bảo hiểm do  hệ số này lớn bao nhiêu mới gọi là rủi ro) thì càng phải phải dè chừng hơn nữa. Lúc này mọi khoản nợ đều làm gia tăng rủi ro.

2) Chỉ số thứ hai là “Chi phí lãi vay”, gồm cả giá trị tuyệt đối và tốc độ tăng. Trên thực tế, sẽ có một số báo cáo tài chính để trống dòng này, chỉ ghi chung chung là chi phí tài chính, nhưng nếu vậy thì nhà đầu tư nên cố gắng đọc phần thuyết minh. 

Đồng thời, nên so sánh giữa hàng quý với nhau để đo lường tốc độ tăng, và có thể cộng dồn 4 quý để tạm tính lãi suất vay bình quân (cho dù không chính xác lắm) và so với cả năm trước. Chi phí lãi vay này có thể giúp doanh nghiệp biến kết quả kinh doanh chung cuộc từ lời thành... lỗ.

3) Chỉ số thứ ba là “Mức tăng hàng tồn kho và phải thu”, bao gồm các chỉ số như khả năng thanh toán, tỷ trọng hàng tồn và phải thu tính trên tổng tài sản ngắn hạn (nên so sánh với quý liền trước chứ đừng chỉ so với cùng kỳ năm ngoái). 

Chỉ tiêu này tuy vẫn tùy thuộc vào nhóm ngành và mùa vụ, nhưng khi khó khăn thì việc gia tăng hàng tồn kho hay phải thu nói chung đều là điều không tốt. Chả ai dám chắc bán được hết hàng lúc này. 

Như nhóm bất động sản chẳng hạn, vốn trước đây siêu ngạch đấy, nhưng giờ tồn kho đầy ra, ai dám nói là nhà đất chỉ bán trên giấy, hay lòng vòng giữa những kẻ chỉ đóng mỗi tiền cọc với nhau, còn tiền thực thì không về?

4) Chỉ số thứ tư là “Tỷ suất lãi biên”, tức là nên soi kỹ các chỉ số lãi gộp/doanh thu, lãi thuần nhờ mảng kinh doanh chính/doanh thu, lãi ròng/doanh thu... 

Có thể tính cho từng quý, nhưng nên tính cả số lũy kế 4 quý gần nhất để xem tính liên tục khi so với cả năm ngoái. Hệ số giảm là điều không tốt rồi, nhưng nếu tỷ lệ càng nhỏ thì càng nguy hiểm. Ranh giới giữa lời và lỗ sẽ rất mong manh. 

Chính hệ số này cũng được Warren Buffett nêu rõ trong bí quyết của ông, bên cạnh cái ROE (có kèm nợ ít). Nếu phải chọn doanh nghiệp để đầu tư trung hạn trở lên lúc này, thì thà chọn công ty có hệ số này cao, hơn là có ROE cao.

5) Chỉ số thứ năm là “Mức độ đầu tư tài chính và bất động sản”, xét cả về con số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trên tổng tài sản, do hai nhóm này đang bị siết nên cần phải coi cho kỹ. 

Ví dụ như đầu tư tài chính ngắn hạn là gửi tiền tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán, đầu tư tài chính dài hạn là mở công ty con để phụ công ty mẹ, hay mở công ty con thuộc lĩnh vực mới, hay cũng đầu tư chứng khoán nốt. Lúc này tiền đầu tư chứng khoán mà nhiều là hơi bị nguy, kể cả khi công ty có ghi khoản trích lập dự phòng thì cũng vẫn chưa hết rủi ro, bởi vì... thường là mức trích lập thấp.

Thậm chí mở công ty con cũng là vấn đề quản trị, vì khó khăn càng đòi hỏi chất lượng quản trị cao, và có thể khiến chủ doanh nghiệp do không hiểu được tính chất của những ngành mới mà đưa ra những quyết định sai lầm.

Năm chỉ số trên không phải là thứ để chọn ra cổ phiếu, nhưng sẽ rất có ích khi nhà đầu tư muốn cơ cấu lại danh mục. Đây cũng nên là những chỉ số đưa vào bộ lọc khi bạn tìm kiếm cơ hội đầu tư mới trên sàn chứng khoán.

Saturday, June 11, 2011

Các “đại gia” ngành thép Việt Nam

  • Tập đoàn Hòa Phát hiện đứng đầu thị phần thép xây dựng ở Việt Nam với 14,2%, tiếp đến là Pomina và Tisco.
  • Thép SeAH Việt Nam dẫn đầu thị phần ống thép nước ta với 14,1%, tiếp đến là Hòa Phát với 12,8% và Hữu Liên Á Châu 12,1%.
  • Tôn Hoa Sen (HSG) đứng đầu thị phần tôn mạ nước ta, chiếm đến 35%, bỏ xa vị trí thứ hai là Tôn Đông Á tới hơn 20%

1)  Thép xây dựng
Top 10 công ty thép có thị phần lớn nhất trong lĩnh vực thép xây dựng ở Việt Nam.
TT
Tên công ty
MCK
Sản xuất (tấn)
Bán hàng (bao gồm cả XK) (tấn)
Thị phần (%)
Tồn kho đến hết tháng 5 (tấn)
1
CTCP Tập đoàn Hòa Phát
HPG
292.538
297.492
14,2
22.917
2
CTCP Thép Pomina
POM
316.540
292.879
13,9
73.681
3
CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco)
TIS
269.148
253.365
12,1
23.705
4
Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS)

194.232
176.623
8,4
60.244
5
Công ty thép Vina Kyoei (VKS)

183.675
158.187
7,5
40.383
6
Công ty sản xuất thép Úc (SSE)

116.260
128.486
6,1
15.085
7
CTCP Thép Việt -Ý 
VIS
109.030
112.272
5,3
25.091
8
Công ty thép Việt Hàn (VPS)

109.444
99.552
4,7
22.537
9
Cty Liên doanh Thép Việt –Úc (Vinausteel)

102.226
97.860
4,7
15.375
10
CTCP Thép Việt Đức (Cty con của VGS)

83.040
70.665
3,4
-

Công ty cổ phần Thép Dana -Ý (MCK: DNY) chỉ chiếm 0,7% thị phần thép xây dựng nước ta. Trong 5 tháng đầu năm, sản lượng thép xây dựng của DNY đạt 18.682 tấn, tổng lượng bán hàng là 15.676 tấn và tồn kho 3.221 tấn


2) Thép ống
Top 10 doanh nghiệp có thị phần bán ống thép lớn nhất nước ta trong 5 tháng đầu năm 2011:
TT
Tên công ty
MCK
Sản xuất (tấn)
Bán hàng (tấn)
Thị phần (%)
Tồn kho đến hết tháng 5 (tấn)
1
Cty TNHH Thép SeAH Việt Nam
34.798
35.599
14,1
0
2
CTCP Tập đoàn Hòa Phát
HPG
31.500
32.250
12,8
-
3
CTCP Hữu Liên Á Châu 
HLA
29.749
30.373
12,1
4
CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE 
VGS
24.298
26.400
10,5
3.500
5
CTCP Tập đoàn HoaSen 
HSG
24.429
25.233
10
3.282
6
Cty 190
26.387
24.304
9,6
2.471
7
Công ty TNHH Thép SUNSTEEL
11.584
16.223
6,4
0
8
Cty TNHH Thép Nhật Quang
13.310
14.410
5,7
3.520
9
Cty ống thép Minh Ngọc
13.050
13.040
5,2
1.520
10
Cty TNHH ống thép Việt Nam (Vinapipe)
8.327
12.462
4,9
-

3)  Tôn mạ

Top 10 công ty đứng đầu chiếm hơn 90% thị phần bán tôn mạ của cả nước. Dưới đây là danh sách cụ thể:
TT
Tên công ty
MCK
Sản xuất (tấn)
Bán hàng (tấn)
Thị phần (%)
Tồn kho đến hết tháng 5 (tấn)
1
CTCP Tập đoàn Hoa Sen
HSG
195.931
140.944
35
20.810
2
CTCP Tôn Đông Á

39.500
49.790
12,4
12.300
3
CTCP Sun Steel(SUNSCO)

64.187
48.848
12,1
-
4
Cty TNHH PerstimaViệt Nam

26.628
28.781
7,2
5.509
5
Cty Tôn Phương Nam

46.210
27.780
6,9
7.420
6
CTCP tôn mạ VNSTEEL Thăng LongVnSteel Thăng Long

16.500
16.900
4,2
4.700
7
Công ty TNHH Posvina

30.322
16.170
4
6.091
8
Cty Gia công và Dịch vụ Thép Sài Gòn (SGC)

13.512
13.147
3,3
-
9
CTCP Thép Nam Kim (NAKISCO)
NKG
30.619
11.856
2,9
8.735
10
Công ty TNHH TM - SX Tôn Phước Khanh

10.200
11.400
2,5
3.061