Monday, May 4, 2009

Kết quả kinh doanh quý I/2009 (HOSE)

TTP: quý I/2009 lợi nhuận 17,41 tỷ, tăng 124,55%, EPS đạt 1.161 đồng

VNM: quý I/2009 lợi nhuận 496,44 tỷ, tăng 68,43%, EPS đạt 2.832 đồng

TRI: quý I/2009 lỗ tiếp 21,295 tỷ đồng

VPL: quý I/2009 lợi nhuận 11,1 tỷ, tăng 16,6%, EPS đạt 111 đồng

PAC: quý I/2009 lợi nhuận 32,12 tỷ, tăng 175,56%, EPS đạt 1.983 đồng

TMS: quý I/2009 lợi nhuận 3,37 tỷ, giảm 8,06%, EPS đạt 531 đồng

TMC: quý I/2009 lợi nhuận 4,5 tỷ, giảm 60,29%, EPS đạt 971 đồng

NKD: quý I/2009 lợi nhuận 7,81 tỷ, giảm 51,24%, EPS đạt 636 đồng

RIC: quý I/2009 lỗ 7,837 tỷ đồng chi phí tăng cao

PJT: quý I/2009 lợi nhuận 1,47 tỷ, giảm 77,4%, EPS đạt 210 đồng

BHS: quý I/2009 lợi nhuận 6,05 tỷ, giảm 42,36%, EPS đạt 327 đồng

DCT: quý I/2009 lợi nhuận 9,29 tỷ, tăng 17,96%, EPS đạt 512 đồng

SFI: phát hành thêm 7.236.673 cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ

TRC: quý I/2009 lợi nhuận 28,34 tỷ, tăng 7,97%, EPS đạt 945 đồng

PRUBF1: Giá trị tài sản ròng trong kỳ từ 16 - 23/4/2009 giảm 0,39%

VFMVF4: Giá trị tài sản ròng trong kỳ từ 16 – 23/4 giảm 4,06%

AGF: quý I/2009 lợi nhuận 1,59 tỷ, giảm 62,66%, EPS đạt 124 đồng

VPK: quý I/2009 lợi nhuận 468 triệu, giảm 79,55%, EPS đạt 62 đồng

LGC: quý I/2009 lợi nhuận 401 triệu, giảm 27,78%, EPS đạt 53 đồng

PPC: quý I/2009 lãi 284,26 tỷ, tương đương cùng kỳ, EPS đạt 871 đồng

MAFPF1: Giá trị tài sản ròng trong kỳ từ 16 - 23/4/2009 giảm 8,46%

VFMVF1: Giá trị tài sản ròng trong kỳ từ 16 - 23/4/2009 giảm 4,33%

DXP: quý I/2009 lợi nhuận 8,09 tỷ, tăng 251,6%, EPS đạt 1.542 đồng

SFC: quý I/2009 lợi nhuận 7,33 tỷ, tăng 151,52%, EPS đạt 2.155 đồng

NSC: quý I/2009 lợi nhuận 7,67 tỷ, tăng 41,28%, EPS đạt 1.331 đồng

SAM: quý I/2009 lợi nhuận 13,25 tỷ, giảm 72,41%, EPS đạt 209 đồng

SC5: quý I/2009 lợi nhuận 8,54 tỷ, giảm 57,98%, EPS đạt 828 đồng

TNA: quý I/2009 lợi nhuận 3,75 tỷ, giảm 13,56%, EPS đạt 1.138 đồng

TAC: quý I/2009 lợi nhuận 13,41 tỷ, giảm 71,38%, EPS đạt 707 đồng

ALT: quý I/2009 lợi nhuận 1,12 tỷ, giảm 61,75%, EPS đạt 239 đồng
TTP: quý I/2009 lợi nhuận 17,41 tỷ, tăng 124,55%, EPS đạt 1.161 đồng
VNM: quý I/2009 lợi nhuận 496,44 tỷ, tăng 68,43%, EPS đạt 2.832 đồng
TRI: quý I/2009 lỗ tiếp 21,295 tỷ đồng
VPL: quý I/2009 lợi nhuận 11,1 tỷ, tăng 16,6%, EPS đạt 111 đồng
NKD: quý I/2009 lợi nhuận 7,81 tỷ, giảm 51,24%, EPS đạt 636 đồng
PAC: quý I/2009 lợi nhuận 32,12 tỷ, tăng 175,56%, EPS đạt 1.983 đồng
TMS: quý I/2009 lợi nhuận 3,37 tỷ, giảm 8,06%, EPS đạt 531 đồng
TMC: quý I/2009 lợi nhuận 4,5 tỷ, giảm 60,29%, EPS đạt 971 đồng
RIC: quý I/2009 lỗ 7,837 tỷ đồng chi phí tăng cao
PJT: quý I/2009 lợi nhuận 1,47 tỷ, giảm 77,4%, EPS đạt 210 đồng
BHS: quý I/2009 lợi nhuận 6,05 tỷ, giảm 42,36%, EPS đạt 327 đồng
DCT: quý I/2009 lợi nhuận 9,29 tỷ, tăng 17,96%, EPS đạt 512 đồng
TRC: quý I/2009 lợi nhuận 28,34 tỷ, tăng 7,97%, EPS đạt 945 đồng
AGF: quý I/2009 lợi nhuận 1,59 tỷ, giảm 62,66%, EPS đạt 124 đồng
VPK: quý I/2009 lợi nhuận 468 triệu, giảm 79,55%, EPS đạt 62 đồng
LGC: quý I/2009 lợi nhuận 401 triệu, giảm 27,78%, EPS đạt 53 đồng
PPC: quý I/2009 lãi 284,26 tỷ, tương đương cùng kỳ, EPS đạt 871 đồng
DXP: quý I/2009 lợi nhuận 8,09 tỷ, tăng 251,6%, EPS đạt 1.542 đồng
SAM: quý I/2009 lợi nhuận 13,25 tỷ, giảm 72,41%, EPS đạt 209 đồng
SFC: quý I/2009 lợi nhuận 7,33 tỷ, tăng 151,52%, EPS đạt 2.155 đồng
NSC: quý I/2009 lợi nhuận 7,67 tỷ, tăng 41,28%, EPS đạt 1.331 đồng
SC5: quý I/2009 lợi nhuận 8,54 tỷ, giảm 57,98%, EPS đạt 828 đồng
GMC: quý I/2009 lợi nhuận 7,52 tỷ, tăng 66,49%, EPS đạt 1.610 đồng
TNA: quý I/2009 lợi nhuận 3,75 tỷ, giảm 13,56%, EPS đạt 1.138 đồng
TAC: quý I/2009 lợi nhuận 13,41 tỷ, giảm 71,38%, EPS đạt 707 đồng
TS4: quý I/2009 lợi nhuận 533 triệu, giảm 64,03%, EPS đạt 63 đồng
NTL: quý I/2009 lợi nhuận 5,28 tỷ, tăng 1.205%, EPS đạt 322 đồng
DMC: quý I/2009 lợi nhuận 19,8 tỷ, tăng 36,41%, EPS đạt 1.438 đồng
DCC: quý I/2009 lợi nhuận 4,04 tỷ, giảm 21,28%, EPS đạt 393 đồng
CLC: quý I/2009 lợi nhuận 10,56 tỷ, tăng 32,18%, EPS đạt 806 đồng
ANV: quý I/2009 lỗ tiếp 61,78 tỷ đồng
VNE: quý I/2009 lỗ 25,78 tỷ đồng
VGP: quý I/2009 lợi nhuận 5,6 tỷ, giảm 14%, EPS đạt 927 đồng
SMC: quý I/2009 lợi nhuận 9,23 tỷ, giảm 54,28%, EPS đạt 840 đồng
TSC: quý I/2009 lợi nhuận 16,28 tỷ, giảm 56,36%, EPS đạt 1.959 đồng
VIC: quý I/2009 lợi nhuận 11,56 tỷ, giảm 69,85%, EPS đạt 106 đồng
TCT: quý I/2009 lợi nhuận 16,17 tỷ, tăng 14,17%, EPS đạt 10.118 đồng
SAF: quý I/2009 lợi nhuận 3,35 tỷ, tăng 2,44%, EPS đạt 1.240 đồng
PVF: quý I/2009 lợi nhuận trước thuế 25,4 tỷ, trích dự phòng 196,3 tỷ
FPT: quý I/2009 lợi nhuận đạt 219,5 tỷ, tăng 18%, EPS đạt 1.577 đồng
L10: quý I/2009 lợi nhuận đạt 5 tỷ, tăng 42%, EPS đạt 563 đồng
HDC: quý I/2009 lợi nhuận đạt 7,98 tỷ, giảm 19,39%, EPS đạt 982 đồng
SFN: quý I/2009 lợi nhuận đạt 2,29 tỷ, tăng 14,46%, EPS đạt 764 đồng
SCD: quý I/2009 lợi nhuận đạt 6,31 tỷ, giảm 23,37%, EPS đạt 742 đồng
ABT: quý I/2009 lợi nhuận đạt 9,08 tỷ, giảm 18,59%, EPS đạt 1.244 đồng
KHA: quý I/2009 lợi nhuận đạt 7,9 tỷ, tăng 188,5%, EPS đạt 620 đồng
SJ1: quý I/2009 lợi nhuận đạt 2 tỷ, tăng 46,75%, EPS đạt 572 đồng
VTB: quý I/2009 lợi nhuận 3,34 tỷ, giảm 64,43%, EPS đạt 301 đồng
SSI : Quý I/2009 lãi 30,275 tỷ, giảm 73,53%, EPS đạt 209 đồng
PVD: Quý I/2009 lợi nhuận đạt 290,7 tỷ, tăng 23,8%, EPS là 2.177 đồng
PPC: Quý I/2009 lợi nhuận trước thuế ước đạt gần 284 tỷ đồng
HPG: quý I/2009 lợi nhuận đạt 300 tỷ, hoàn thành 52% kế hoạch năm
VIP: Quý I/2009 doanh thu ước đạt 214,9 tỷ, lợi nhuận 25 tỷ
VNM: Quý I/2009 doanh thu 2.113 tỷ, lợi nhuận 584 tỷ, đạt 35% kế hoạch
TNA: quý I/2009 lợi nhuận 4,55 tỷ, giảm 24,5%, đạt 17,6% kế hoạch
HAP: quý I/2009 lãi 4,25 tỷ, giảm 82,7%, đạt 12,2% kế hoạch năm
STB: quý I/2009 lợi nhuận trước thuế 350 tỷ, đạt 21,9% kế hoạch năm
CII: quý I/2009 ước lợi nhuận 37,17 tỷ, tăng 25%, EPS đạt 1.025 đồng

Vì sao các cổ phiếu giá trị thấp thiếu thanh khoản

Rất nhiều cổ phiếu giá trị nhỏ trên cả 2 sàn HOSE và HASTC đạt lợi nhuận ấn tượng trong quý 1/2009, nhưng vẫn không tạo được sức hút với nhà đầu tư.


Giá trị thấp, lợi nhuận cao


Đây là bất ngờ lớn nhất trong báo cáo tài chính quý 1/2009. Rất nhiều cổ phiếu có giá trị thấp đã đạt được kết quả tốt trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Điển hình như KHA của CTCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội. KHA đã gây bất ngờ cho không ít nhà đầu tư khi lợi nhuận quý 1/2009 tăng tới trên 88% so với cùng kỳ năm 2008, đạt 7,9 tỷ đồng. Trên sàn, KHA đang "quanh quẩn" ở mức 12.000 - 13.000 đồng/cổ phiếu, khá khiêm tốn so với những gì công ty này làm được.


CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền phong (NTP) cũng có bước nhảy ngoạn mục với lợi nhuận quý 1/2009 tăng 54% so với cùng kỳ, đạt 55 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận của NTP được cải thiện rất lớn khi lợi nhuận quý 1/2009 gần bằng 97% quý 2/2008, trong khi doanh thu chỉ bằng 78%. Chỉ ở mức giá nhỉnh hơn mệnh giá một chút, khoảng 11.000 đồng/cổ phiếu nhưng lợi nhuận mà CTCP Bao bì Bút Sơn (BBS) đạt được trong quý 1/2009 lại rất tốt, với lợi nhuận sau thuế đạt 2,94 tỷ đồng, tăng 94,7% so với quý 1/2008.


Ngoạn mục hơn cả có lẽ là trường hợp cổ phiếu DHI của CTCP In Diên Hồng. Quý 1/2009, DHI đã có cú nhảy vọt về lợi nhuận khi tăng tới 346% so với cùng kỳ, nhưng giá của DHI trên sàn vẫn dưới mệnh giá (9.100 đồng/cổ phiếu ngày 28/4). Có thể kể thêm hàng loạt cổ phiếu giá trị thấp nhưng có lợi nhuận cao trong quý 1/2009 như DXP, NSC, EBS, TTP... Những gì các cổ phiếu này đạt được có thể nói là rất tốt trong bối cảnh kinh tế trong nước vẫn khó khăn như hiện nay.


Không có “sóng”


Dễ dàng nhận ra rằng, bất chấp những gì các công ty kể trên đạt được, và kể cả những phiên cổ phiếu trên sàn tăng nóng thì các cổ phiếu này cũng vẫn chật vật trong việc hòa chung vào xu hướng của thị trường. Đặc biệt, tính thanh khoản của các cổ phiếu này khá thấp.


Lấy DHI làm ví dụ, khối lượng giao dịch mỗi phiên của DHI chỉ vài ngàn trong khi có nhiều cổ phiếu, khối lượng giao dịch lên tới hàng triệu một phiên. Điều này cũng xảy ra với BBS, phiên nào nhiều cũng khoảng 3.000 - 4.000 cổ phiếu được giao dịch. Dù khá hơn nhưng KHA cũng không ngoại lệ, mức giao dịch mỗi phiên trung bình cũng chỉ vài ngàn đến hơn chục ngàn cổ phiếu...


Vì sao các cổ phiếu này có giá rất rẻ, lợi nhuận cao nhưng vẫn không hấp dẫn các nhà đầu tư? Dưới góc độ một người trong cuộc, anh Hoàn, nhà đầu tư có tài khoản tại sàn SSI phân tích, giới đầu tư lên sàn hiện nay đa phần là dân “lướt sóng” mà đối với dân “lướt sóng” thì các cổ phiếu blue-chips luôn là lựa chọn hàng đầu. "Các cổ phiếu blue-chips từ trước tới nay vẫn "nhạy" với thị trường hơn nên dễ có “sóng” để lướt hơn.


Còn các cổ phiếu giá trị thấp, theo tôi, thích hợp với việc đầu tư lâu dài vì rất khó “tạo sóng” ở nhóm này" - anh Hoàn nói. Phòng phân tích CTCP chứng khoán Đại Việt (DVSC) thì nhận ra rằng, hầu hết các cổ phiếu này đều "nằm" trên sàn Hà Nội như DHI, BBS, NST... Một số nằm trên sàn HOSE bắt đầu có thanh khoản khá hơn như KHA, TS4, NSC...


Với biên độ lớn hơn (7%), sàn Hà Nội vẫn luôn là tâm điểm của giới đầu tư lướt sóng. Vì vậy, sức hút của các cổ phiếu nhỏ thấp là điều dễ hiểu. Một chuyên gia chứng khoán tại TP.HCM cho rằng, các nhà đầu tư đang quá mải mê với sự nóng lên của thị trường, với việc “lướt sóng” nên đã đẩy giá nhiều cổ phiếu tăng rất cao trong thời gian qua. Điều đó đồng nghĩa là cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu blue-chips giảm dần và cơ hội cho những cổ phiếu giá trị thấp nhưng có hoạt động kinh doanh tốt sẽ dần lớn hơn.


Thị trường vẫn có lý lẽ riêng cũng như mỗi nhà đầu tư có quan điểm đầu tư riêng trong việc lựa chọn cổ phiếu. Điều quan trọng nhất chính là "sức khỏe" của các công ty niêm yết khá tốt bất chấp kinh tế thế giới và trong nước vẫn đối mặt với khó khăn.(

66,13% công ty chứng khoán thua lỗ năm 2008

Đây là con số thống kê cập nhật dữ liệu đến hết ngày 28/4 trên cơ sở báo cáo tài chính tóm tắt năm 2008 của 62 CTCK mà Trung tâm GDCK Hà Nội đã công bố.


Trong số 41 CTCK bị lỗ năm 2008, có 10 CTCK bị lỗ trên 50% vốn điều lệ, 16 CTCK lỗ từ trên 20% đến dưới 50% vốn điều lệ. Nếu căn cứ trên báo cáo tài chính tóm tắt đã công bố thì tại thời điểm 31/12/2008 có ít nhất 6 CTCK có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn mức vốn điều lệ tối thiểu để triển khai nghiệp vụ môi giới, trong đó thấp nhất là CTCK Tầm Nhìn (11,203 tỷ đồng).


Tính đến thời điểm này, con số lãi tuyệt đối lớn nhất thuộc về CTCK Sài Gòn, 250,517 tỷ đồng và con số lỗ tuyệt đối lớn nhất thuộc về CTCK Ngân hàng BIDV, lỗ 554,088 tỷ đồng.(Nguồn: ĐTCK, 29/4)

Những con bạc bất đắc dĩ trên sàn chứng khoán

Hàng ngày vẫn có hàng nghìn người ngồi đồng trên các “sòng” cổ phiếu, nhiều người trong số họ chưa từng thắng.

Có những nhà đầu tư thật "bình thường". Họ biết mình mắt kém tay chậm nên muốn làm mọi việc theo cách đơn giản nhất: chọn lựa kỹ vài ba cổ phiếu theo cách chọn hạt giống tốt nhất, gieo vào lòng mình một niềm tin rằng hoa trái sẽ bội thu nhưng cần qua tháng năm kiên nhẫn của người nông phu.

Có một thiểu số nhà đầu tư siêu đẳng, nhờ tài năng thiên bẩm trong việc ngửi thấy mùi tiền và nắm bắt cơ hội, họ không nhọc công chăm bón mà lướt qua mọi thứ hàng hóa tốt xấu nhưng vào đúng thời điểm có thể gặt hái lợi nhuận, họ sinh ra đã có số làm tỷ phú.

Một nhóm khác, là những người "tưởng bở" rằng mình trời sinh phúc phận, lại luôn gặp may nên không phải tính kỹ, họ cũng đánh đông đánh tây nhưng gặp phải doanh nghiệp trời ơi, luôn vào quá sớm hay ra quá muộn, thua lỗ và trở thành những con bạc bất đắc dĩ trên sàn chứng khoán.

Từ rất xa xưa, không rõ khi nào, những bậc trí thức đã bất đồng quan điểm về mỗi một chuyện rằng chứng khoán có phải là cờ bạc hay không. Cơ bản ai cũng thấy rằng, bản chất việc bỏ tiền mua chứng khoán khác nhiều so với tung tiền vào xới bạc, nhưng hẳn nhiều học giả phải bối rối khi có nhiều người mang danh nhà đầu tư chứng khoán nhưng “đánh” hoặc “chơi” chứng khoán như người ta cờ bạc, và kết quả cũng tương tự cờ bạc.

Chuyện cỏn con cũ rích trên lẽ ra chẳng có gì đáng tốn giấy bút nếu không xảy ra nhiều chuyện nhộn nhạo gần đây trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cơn sốt đầu tư trên sàn vàng.

Chỉ trong tháng 4, khi nhiều người thắng tiền tỷ trên sàn chứng khoán chính thức thì cũng là lúc xảy ra một số vụ bể nợ (số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng) liên quan đến trò đặt cược cổ phiếu MB (Ngân hàng Quân đội), đến sàn giao dịch vàng và những nhà đầu tư chết đuối vì lướt ngược con sóng trên sàn chứng khoán chính thức. Những câu chuyện dưới đây nhiều người đã biết.

Từ một năm trở lại đây, nói đến thị trường cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) có thể phải phân định thành 2 phần, nửa này là thị trường cổ phiếu MB và nửa kia là hàng nghìn cổ phiếu còn lại. Vốn dĩ cổ phiếu MB chẳng có gì kỳ lạ nếu không có chuyện tình cờ phát sinh trong lúc thị trường OTC lâm vào cảnh thoái trào đến bế tắc, một số môi giới đành nghĩ ra trò đặt cược vào giá cổ phiếu MB trong kỳ hạn: buổi chiều cùng ngày, ngày mai, tháng sau, 3 tháng nữa….

Đối tượng chính tham gia trò chơi này không ai khác chính là các môi giới OTC đang thất nghiệp. Và trò chơi sẽ không quá phấn khích nếu như người thắng kẻ thua không “xẻ thịt” nhau bằng tiền đặt cọc - đúng hơn là tiền đặt cược (thay vì giao dịch hàng thật, tiền thật). Quan sát giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu thực tế trong các giao dịch trên chỉ chiếm khoảng 1/10.

Rắc rối lớn đã xảy ra khi ai cũng có thể làm môi giới OTC. Bà bán rau có thể bán khống (đặt cược giá xuống) một lượng cổ phiếu đến nửa triệu cổ phiếu MB giá 16.000 đồng mỗi cổ phiếu (giá trị thực tế khoảng 8 tỷ đồng), trong khi một chị hàng cá khác dám đánh lên một triệu cổ phiếu MB (đặt cược giá lên đến 16 tỷ đồng). Ban đầu ai cũng nghĩ trò chơi này an toàn, vì có thể chuyển phần cược cho người khác và chỉ mất số tiền nhỏ (thực tế, đa số môi giới tham gia cuộc chơi chỉ là lớp cò con). Nhưng do lòng tham (có thể chỉ đủ tiền mua 10.000 cổ phiếu nhưng đặt cược mua lớn gấp cả chục lần) và liên tục ngược kèo trong thời gian dài, hàng trăm người mất hết gia sản gây dựng mấy chục năm và lâm cảnh nợ nần.

Tháng 4 này, đi đôi với một sự thịnh vượng bất thường của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là lúc dư luận nhìn thấy một số vụ việc đáng suy nghĩ:

Một vụ bắt cóc tống tiền hơn 3 tỷ đồng xôn xao dư luận mấy ngày qua, thủ phạm là một tín đồ chứng khoán đang túng quẫn, môi giới của một công ty chứng khoán, lập kế bắt cóc một cô gái để tống tiền.

Một vụ bể nợ lên quan đến tên tuổi một nhân vật nữ nức tiếng trên sàn với số tiền có thể lên đến hàng chục tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến chuyện này là do nhân vật chính đã mạnh tay bán khống hàng triệu cổ phiếu MB nhưng đi ngược sóng, sau đó tiếp tục vay tiền đánh tiếp và thua đến mức trốn nợ. Sự việc bước đầu ghi nhận một cơn chấn động trên sàn OTC với một số môi giới khác, đột nhiên ra đi với tin nhắn cho thân chủ rằng phải về quê thu xếp tiền trả nợ.

Điều đáng ngại nhất là các tên tuổi kể trên dường như không có bằng chứng cụ thể về giao dịch bằng tiền, hầu hết đều là lời hứa miệng hay qua tin nhắn điện thoại.

Hàng ngày vẫn có hàng nghìn người ngồi đồng trên các “sòng” cổ phiếu. Nhiều người trong số họ chưa từng thắng, hoặc kết quả chung cuộc chưa bao giờ thắng cũng ráng mua mua, bán bán theo các con sóng của thị trường. Mà sóng của thị trường thì khó đoán, rất nhiều nhà đầu tư bơi giỏi cũng đã và đang trả giá.