Tuesday, May 6, 2008

Thị trường chứng khoán đổ dốc (07/05/2008)

Standard & Poor’s (S&P), hãng đánh giá hàng mức tín nhiệm hàng đầu thế giới vừa hạ định mức tín nhiệm Việt Nam từ triển vọng “Ổn định” xuống “Tiêu cực”. Thông tin này lập tức ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong nước.

Còn nhớ, tháng 10/2005, trong thành công của lần đầu tiên phát hành thành công trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế, có một yếu tố thuận lợi là S&P đã thăng hạng tín nhiệm của Việt Nam.

Đánh giá của tổ chức này thường thu hút sự chú ý và tin tưởng của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Và lần này, kết quả đánh giá bất lợi thực sự là một tin xấu đối với Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng. Nhưng kết quả đó không bất ngờ, nó xuất phát từ những bất ổn kinh tế từ đầu năm đến nay.

Phiên giao dịch hôm nay, VN-Index giảm khá mạnh trong đợt 2, mất 4,25 điểm. Kết thúc phiên, chỉ số này giảm 2,93 điểm, còn 518,35 điểm. Khối lượng giao dịch vẫn chưa có chuyển biến, 7,4 triệu đơn vị với 438 tỷ đồng.

Vẫn phải nói đến nhóm blue-chip STB, SSI và STB với điển hình của sự đổ dốc không còn lực níu kéo. Với đà hiện nay, nhóm này đang hướng đến kỷ lục lấy điểm của VN-Index cũng như xác lập thách thức về chuỗi giảm sàn chưa từng có trong lịch sử.

Ngoài bộ ba trên, có lý do để nhà đầu tư bi quan hơn so với chuỗi 6 phiên giảm điểm vừa qua là những tên tuổi bám trụ khá tốt như VIC, PVD, PPC… đều không tránh khỏi phiên giảm sàn. Lực cạn ở nhóm này càng khiến khả năng giằng co của thị trường, vốn cần thiết trong thời điểm này, trở nên yếu ớt; nhất là trong bối cảnh có tới 70% mã nằm sàn.

Nổi bật trong số hơn 30 mã tăng trần phiên này vẫn là VNM, đều đặn những phiên tăng trần; nay thêm lực từ kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 1/2008 (lãi hơn 309 tỷ đồng). Kế đến là VPL, HPG, ITA, IPM, DQC…

Tại sàn Hà Nội, đáy 166,57 điểm chính thức bị phá vỡ, HASTC-Index lùi về 163,89 điểm, giảm 3,16 điểm; khối lượng giao dịch nhích lên 2 triệu cổ phiếu, trị giá 73,6 tỷ đồng.

Trên sàn chỉ còn hơn chục mã tăng giá nhẹ, còn lại phổ biển ở mức giảm sàn. Điểm đáng chú ý là dù chọn mức giá thấp nhất có thể vẫn không thể bán ra ở một số mã; tính chung có tới 23 mã không có giao dịch phiên này.

Thị trường chứng khoán - bao giờ cho đến ngày xưa ?

Trong cơn nguy khó của thị trường chứng khoán (TTCK), không chỉ các nhà đầu tư nhỏ lẻ lao đao vì thua lỗ mà không ít quỹ đầu tư, tổ chức tài chính, ngân hàng (NH) cũng đang “điên đầu” vì những “mất mát” nặng nề.

Loại cổ phiếu họ mua vào từng được xem là hời với giá thấp nay cũng đang trở thành gánh nặng…

Đối tác chiến lược: Lỗ

Năm 2006-2007, xu hướng “đối tác chiến lược” (ĐTCL) nở rộ ở cả các doanh nghiệp (DN) niêm yết lẫn OTC. Hàng loạt NH, quỹ đầu tư, tổ chức tài chính… xem việc đầu tư mua cổ phần tại các DN là “quả ngọt trong tương lai”.

Nhiều ĐTCL đã mua được cổ phần tại DN với giá thấp hơn đáng kể so với giá giao dịch, niêm yết và trong báo cáo tài chính thì đây được xem như là thành tích được thể hiện bằng các con số khá ấn tượng. Nhưng từ tháng 3/2008 đến nay, không ít ĐTCL đã “giật mình” bởi những khoản thua lỗ quá lớn do giá cổ phiếu xuống nhanh.

Cuối năm 2007, Cty CP KCN Tân Tạo (mã chứng khoán ITA) chào bán 20 triệu cổ phiếu cho ĐTCL với giá thấp nhất là 85.000đ/cổ phiếu. Đến ngày 5/5, giá cổ phiếu ITA còn 73.000đ/cổ phiếu và nếu ĐTCL mua hết số cổ phiếu trên thì khoản lỗ đã lên đến 240 tỷ đồng.

Nhưng các ĐTCL của ITA còn “may mắn” hơn 17 ĐTCL của Ngân hàng Thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu (Eximbank) khi được mua 500 tỷ đồng vốn điều lệ của Eximbank với giá bán gấp 8 lần mệnh giá, tương đương với 4.000 tỷ đồng, đến nay giá cổ phiếu NH này còn chưa đến 50% mệnh giá và khoản lỗ đã hơn 2.000 tỷ đồng.

Nhiều tổ chức tài chính, NH nước ngoài đã “thở phào” khi từ chối mua cổ phần của Vietcombank bằng với giá trúng bình quân hồi cuối năm 2007 là 108.000đ/cổ phiếu, nếu không, với giá hiện thời dưới 50.000đ/cổ phiếu thì họ cũng đã lỗ ít nhất là một nửa.

Cty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) từng lãi hàng trăm tỷ đồng/năm do đầu tư chứng khoán nhưng quý 1/2008 đã công bố số lỗ hơn 100 tỷ đồng do đầu tư vào lĩnh vực này.

Không chỉ các ĐTCL “nội” mà các ĐTCL ngoại cũng không tránh khỏi thiệt hại từ “cơn bão” giảm giá chứng khoán. Hai quỹ đầu tư Vietnam Dragon Fund Limited và VOF Investment Limited mua 1,2 triệu cổ phiếu của Cty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC) tháng 5/2007 với giá 130.000 đ/cổ phiếu tính theo giá ngày 5/5 cũng đã lỗ hơn 100 tỷ đồng.

Chip Eng Seng và Quỹ Đầu tư Citadel của Mỹ (Chi nhánh tại Hồng Kông) mua 1 triệu cổ phiếu của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình (HBC) cũng đang lỗ hơn 250 tỷ đồng… Theo ước tính các quỹ đầu tư đã bị “bốc hơi” hơn 2.000 tỷ đồng trong thời gian qua trên TTCK VN.

Ngân hàng cũng “thiệt”

Con số hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng lợi nhuận của các NH trong năm 2006, 2007 có phần khá lớn từ “tự doanh” chứng khoán nhưng nhiều NH đổ quá nhiều tiền vào đây cũng đang bị “gậy ông đập lưng ông”.

Dẫn đầu trong khối NH thương mại là ACB khi tổng trị giá danh mục đầu tư chứng khoán của ACB là 9.636 tỷ đồng; tiếp theo là các NH Cổ phần Quốc tế (VIB) đầu tư vào chứng khoán 6.676 tỷ đồng, NH Kỹ thương 6.842 tỷ đồng, NH Đông Nam Á 3.968 tỷ đồng, NH ABBank gần 3.600 tỷ đồng, NH Hàng hải 2.169 tỷ đồng, NH VP Bank 1.678 tỷ đồng…

Đến nay chưa có NH nào mức lỗ mà đều trấn an cổ đông và khách hàng là do chứng khoán mua với giá thấp hơn cả giá hiện nay nên “không có gì phải lo lắng”. Tuy nhiên, việc hàng loạt NH ồ ạt không chỉ giải chấp mà bán cả chứng khoán mình đang nắm giữ đến nỗi NHNN phải ra tay chặn lại cho thấy nguy cơ thua lỗ nặng là có thể.

Nhà phân tích chứng khoán Trần Ngọc Nam, nhận định: “Thời điểm giữa năm 2007, TTCK đóng băng và có nhiều dự đoán phân tích cuối năm 2007, đầu 2008 sẽ lên lại nên nhiều NH đã đổ vốn vào đây vì thừa vốn nên tôi tin chắc là không ít NH đang thua lỗ lớn vì việc này”.

TS kinh tế Nguyễn Quang Hưng, nói: “Do nhiều NH còn lãi lớn sau đợt sốt lãi suất vừa qua nên khoản lỗ do đầu tư chứng khoán chưa lộ ra. Hơn nữa trong báo cáo tài chính, họ chỉ báo cáo một con số tròn trĩnh chứ chưa có kết quả cụ thể của việc kinh doanh chứng khoán”.

Hiện, nhiều NH vẫn mua vào chứng khoán với ý đồ bình quân giá và hy vọng một “ngày mai tươi sáng”, thời gian sẽ trả lời nhưng qua đợt giảm giá này thì nhiều NH mới lộ ra “gót chân Asin” của mình, đáng nói hơn lượng lớn cổ phiếu này không dễ gì “thu hồi vốn” khi TTCK đang đi xuống và vướng nhiều quy định…

Hà Phan

Monday, May 5, 2008

Qui trình đặt lệnh mua bán chứng khoán của nhà đầu tư

Nhà đầu tư muốn mua hoặc muốn bán sẽ đến gặp công ty chứng khoán. Khách hàng ký hợp đồng uỷ thác mua hoặc uỷ thác bán chứng khoán với công ty chứng khoán.

Khách hàng đặt lệnh mua, bán chứng khoán với phòng tiếp thị bằng phiếu lệnh.

Nội dung chi tiết của lệnh gồm có:

a. Lệnh mua hay lệnh bán;
b. Tên chứng khoán - mã số chứng khoán;
c. Số lượng chứng khoán;
d. Giá;
e. Điều kiện về thời gian đáo hạn của trái phiếu (nếu có).

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của phiếu lệnh, Phòng tiếp thị công ty chứng khoán chuyển giao phiếu lệnh cho phòng giao dịch, đồng thời thông báo cho phòng thanh toán bù trừ.

Cùng lúc này, một nghiệp vụ rất quan trọng là phòng giao dịch + phòng thanh toán + công ty chứng khoán phải tiến hành kiểm tra tài khoản của khách hàng. Luật quy định khách mua phải có đủ tiền 100% trong tài khoản giao dịch và khách bán phải có đủ 100% chứng khoán.

Công ty kiểm tra lần cuối tính hợp lệ của lệnh mua - lệnh bán. Phòng giao dịch chuyển lệnh qua máy cho đại diện giao dịch tại TTGDCK.

Giao dịch tại TTGDCK

Đại diện giao dịch nạp lệnh mua - bán vào hệ thống máy điện tử của TTGDCK, gọi tắt là hệ thống giao dịch chi tiết nạp vào hệ thống gồm các khoản a, b, c, d, e (cả mục 3 nói trên) cùng với các chi tiết kế tiếp sau đây:

f: Số hiệu của lệnh giao dịch;
g. Lệnh sửa đổi hoặc huỷ bỏ (kèm số hiệu của lệnh gốc);
h. Giao dịch cho khách hàng giao dịch tự doanh;
i. Mã số quản lý đầu tư nước ngoài (nếu là người đầu tư nước ngoài);
k. Mã số của thành viên;
l. (Các chi tiết khác do TTGDCK quy định).

Nếu có sửa đổi hay huỷ bỏ lệnh theo ý kiến khách hàng thì đại diện giao dịch nhập lại lệnh mới kèm số hiệu lệnh gốc. Lệnh mới (sửa đổi/huỷ bỏ) chỉ hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện.

TTGDCK sau mỗi đợt khớp lệnh lúc 9 - 10 - 11 giờ sẽ thông báo kết quả cho lệnh được khớp đến đại diện giao dịch và cho công ty chứng khoán (chi tiết kết quả khớp lệnh).

Đại diện giao dịch nhận thông báo của TTGDCK lập tức báo cho phòng giao dịch của công ty tất cả chi tiết liên quan đến lệnh.

Phòng giao dịch ghi "đã mua hoặc đã bán" vào phiếu lệnh của khách hàng và thông báo cho phòng thanh toán.

TTGDCK xác nhận với đại diện giao dịch về kết quả giao dịch sau khớp lệnh.

Chi tiết xác nhận gồm có:

1. Tên chứng khoán;
2. Khối lượng mua và bán;
3. Tên (mã số) của bên thành viên đối tác;
4. Ngày, thời gian giao dịch được thực hiện ;
5. Số hiệu của lệnh được thực hiện;
6. Các chi tiết cần thiết khác theo quy định của TTGDCK.


Kết thúc phiên giao dịch

Phòng giao dịch tổng hợp kết quả giao dịch trong ngày và chuyển đến phòng thanh toán kèm phiếu lệnh đã được thực hiện.

Phòng thanh toán lập báo cáo thanh toán và bù trừ về chứng khoán và tiền vốn chuyển cho phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán (của TTGDCK).

Phòng lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán so khớp số liệu và thực hiện thủ tục thanh toán, đồng thời gởi thông báo cho ngân hàng thanh toán của hai bên đối tác mua - bán để thanh toán vốn đã giao dịch.

Các công ty và ngân hàng thanh toán vốn (ngân hàng hoạt động lưu ký) thực hiện tác nghiệp về thanh toán vốn.

Trong trường hợp công ty chứng khoán chưa kịp thanh toán trong thời hạn quy định, TTGDCK sẽ dùng quỹ hỗ trợ thanh toán thực hiện thay cho công ty chứng khoán (sau đó tính lãi, phạt và các hình thức chế tài khác đối với công ty chứng khoán - quy định tại các điều 61 - 62 của Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán ban hành theo Qđ số 05/UBCKNN ngày 27/3/99 của UBCKNN).

Tìm & Mua cổ phiếu như thế nào?

1) Tìm cổ phiếu như thế nào?

Bước 1: Hãy tìm hiểu những báo cáo tài chính công khai của các doanh nghiệp mà có những thông tin liên quan đến chứng khoán.

Bước 2: Hãy phân tích những bản báo cáo hàng quý của công ty đó trong vòng hai hoặc ba năm trở lại đây, và đặc biệt chú ý đến xu hướng lợi nhuận tính theo cổ phiếu và doanh thu của công ty.

Bước 3: Hãy tìm cho mình một công ty có xu thế tăng trưởng ổn định nhất về lợi nhuận tính trên cổ phiếu.

Bước 4: Hãy tính tỉ lệ giá cả - lợi nhuận (tỉ lệ PE) của công ty đó, vì đây là một thước đo giá trị của cổ phiếu. (Tính tỉ lệ này bằng cách chia giá cổ phiếu cho lợi nhuận hàng năm tính theo cổ phiếu.)

Bước 5: Hãy so sánh tỉ lệ PE đó với các quy chuẩn của ngành và với tỉ lệ của chỉ số S&P 500. Tỉ lệ này càng thấp thì giá cổ phiếu càng rẻ so với lợi nhuận.

Bước 6: Hãy chú ý đến cả các món nợ của công ty đó. Vì vậy phải kiểm tra bảng cân đối kế toán của công ty và tìm đến phần thông tin về các món nợ dài hạn.

Bước 7: Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến bảng lưu chuyển tiền tệ trong các báo cáo tài chính đó để xem tiền được lưu chuyển như thế nào trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vì chắc hẳn rằng bạn sẽ muốn nhìn thấy một bảng lưu chuyển tiền tệ có lãi chứ không phải là thua lỗ.

2) Mua cổ phiếu như thế nào?

Bước 1: Hãy trang bị cho bản thân đầy đủ những kiến thức về loại cổ phiếu trước khi bạn quyết định mua.

Bước 2: Hãy quyết định xem mình cần những gì từ người môi giới chứng khoán. Liệu mình có cần phải gặp trực tiếp người đó không? Liệu chỉ liên lạc với người đó qua điện thoại thôi có được không? Có phải giá cả là mối quan tâm duy nhất của bạn không? Có phải bạn chỉ muốn mua hoặc bán cổ phiếu hay là bạn còn muốn đầu tư cả vào những loại khác như quỹ tương hỗ, trái phiếu hay thậm chí cả cổ phiếu của nước ngoài.

Bước 3: Hãy chọn một nhà môi giới hoặc một công ty môi giới để thay bạn mua những cổ phiếu bạn muốn. Bạn có cần thật nhiều lời khuyên hay không? Nếu câu trả lời là có thì hãy tìm đến một hãng môi giới với dịch vụ trọn gói. Các nhà môi giới càng rẻ tiền sẽ càng cung cấp cho bạn ít lời khuyên mà bạn muốn. Nếu bạn khá tự tin vào khả năng của mình rồi và muốn mua các cổ phiếu giá rẻ? Vậy thì hãy thử tìm đến những lời khuyên và môi giới trên mạng Internet xem sao.

Bước 4: Hãy liên lạc với người môi giới hoặc công ty môi giới chứng khoán để xin một lá đơn, và yêu cầu mở một tài khoản giao dịch chứng khoán.

Bước 5: Khi tài khoản đã được mở bạn có thể bắt đầu ngay việc mua hay bán cổ phiếu của mình.

Bước 6: Hãy rà soát lại các bản báo cáo bạn nhận được và đánh giá lại những gì đang diễn ra trên danh mục đầu tư của mình để xem bạn có đang đi đúng hướng để đạt được những mục tiêu trong đầu tư của bạn không?

Hãy hỏi bạn bè và đồng nghiệp để tìm cho mình được người môi giới chứng khoán hay công ty môi giới tốt và có uy tín. Nếu bạn không có được những lời khuyên từ một cá nhân nào, thì hãy tìm trên báo chí về tài chính để có những thông tin bạn cần.

Đầu tư chứng khoán không phải là một trò chơi, nó đòi hỏi bạn phải có những kiến thức thực sự và phải có trí thông minh nhất định. Phải nhớ là bạn luôn theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến trên thị trường và đưa ra những quyết định sáng suốt kịp thời để bảo vệ chính bản thân mình.

Qui trình tìm giá khớp lệnh

Theo qui định tại Thông tư số 58/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 của Bộ Tài chính về Thành viên và giao dịch chứng khoán:

- Phương thức giao dịch khớp lệnh thực hiện trên nguyên tắc:

A. Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;

B Nếu có nhiều mức giá thoả mãn điểm i thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn;

C. Nếu vẫn còn nhiều mức giá thoả mãn điểm ii thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.

- Phương thức giao dịch thoả thuận là việc các thành viên tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch.

- Ưu tiên về giá

+ Lệnh mua có mức giá cao hơn được thực hiện trước;

+ Lệnh bán có mức giá thấp hơn được thực hiện trước.

- Ưu tiên về thời gian: trường hợp các lệnh mua, bán có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.

Ví dụ: Ta có sổ lệnh giao dịch của chứng khoán XYZ như sau:



- Trường hợp không có lệnh ATO:



Qua sổ lệnh ta có giá khớp lệnh của cổ phiếu XYZ là 28.000 đồng.

- Trường hợp có lệnh ATO và giá tham chiếu của lần khớp lệnh trước đó là 26.000 đồng:



Qua sổ lệnh ta có giá khớp lệnh của cổ phiếu XYZ là 28.000 đồng

Cổ phiếu đó có giá trị hay không? (PII)

Nếu bạn là một nhà đầu tư chứng khoán, trước khi quyết định mua cổ phiếu, bạn cần phải hết sức cẩn trọng. Nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc tốt thượng: Bạn phải đánh giá được cổ phiếu đó có giá trị hay không?

4. Thu nhập chắc chắn và đáng tin cậy; tăng trưởng trong bán hàng và lợi nhuận chính đáng

- Về thu nhập, bạn có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau để đánh giá sự chắc chắn và đáng tin cậy của công ty:

+ Chỉ số thu nhập trên một đơn vị cổ phiếu – EPS (Earning per Share): thu nhập dòng hay lợi nhuận sau thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hay xét trên một đơn vị cổ phiếu gọi là chỉ số EPS. Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước. Một cổ phiếu tốt, có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với ba hay bốn quý trước. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của cổ phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với ba năm trước.

Ví dụ, Tập đoàn Johnson & Johnson có thu nhập tăng trong 73 năm liên tiếp, có tốc độ tăng đột biến tiền lãi cổ phần (cổ tức) trong 44 năm liên tiếp, và công khai yết thị thu nhập kiếm được tăng trong 21 năm liên tiếp. Theo bạn, cổ phiếu của tập đoàn này có thực sự hấp dẫn không?

+ Chỉ số thị giá chia cho thu nhập của mỗi cổ phần – P/E: là một trong những chỉ số phân tích quan trọng quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – PM) và thua nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) và được tính như sau:

P/E= PM/EPS

Thông thường, nhiều người cho rằng nên chọn mua những cổ phiếu có P/E thấp vì theo họ những cổ phiếu có chỉ số này cao là đắt và không nên mua. Nhưng trên thực tế, những cổ phiếu tốt nhất thường có chỉ số này rất cao.

Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử bạn đang muốn mua một cổ phiếu hiện tại chưa được giao dịch trên thị trường, nhưng chưa biết mua với giá bao nhiêu là hợp lý. Nếu bạn biết thu nhập của công ty này (EPS), bạn có thể lấy nó nhân với chỉ số P/E được công bố trên thị trường giao dịch chứng khoán của nhóm cổ phiếu tương tự như cổ phiếu này, bạn sẽ xác định được giá của cổ phiếu mà bạn muốn mua.

- Về sự tăng trưởng bán hàng: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa cổ phiếu tốt hãy tìm công ty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập. Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu ba quý gần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó.

- Về lợi nhuận: có thể đánh giá trên hai chỉ tiêu:

+ Lợi nhuận ròng: đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tăng về tỷ lệ lợi nhuận ròng/doanh thu. Con số này càng lớn thì có nghĩa công ty đang có xu hướng quản lý và các hoạt động khác tốt lên. Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên.

+ Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Hệ số này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông.

ROE= Lợi nhuận ròng/Vốn cổ đông hay giá trị tài sản ròng hữu hình.
Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu khác nhau trên thị trường. Thông thường, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy cách đánh giá khả năng sinh lời và các tỷ suất lợi nhuận của công ty khi đem so sánh với hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của các công ty khác.

5. Chịu sự quản lý và điều hành bởi các nhà lãnh đạo tài ba

Đây là một trong những tiêu chuẩn và dấu hiệu khá quan trọng mà bạn nên tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư. Nếu nhà lãnh đạo giỏi, công ty sẽ phát triển đúng hướng và sẽ là yếu tố đảm bảo sự thành công trong đầu tư vào cổ phiếu của bạn. Thậm chí, nếu chẳng may công ty rơi vào tình trạng gay go, trước bờ vực của sự phá sản, nhưng nếu được điều hành và dẫn dắt của một nhà lãnh đạo tài ba, rất có thể nó sẽ vượt qua được khó khăn, quay về đúng hướng.

Richard Parson – Giám đốc điều hành của Time Warner là một trong những nhà lãnh đạo tài giỏi như thế. Ông đã làm được một điều kỳ diệu: giá cổ phiếu của hãng gần như đã quay về mức trước khi rơi vào khủng hoảng, trước khi ông về nắm quyền. Sau cuộc sáp nhập khủng hoảng với AOL trong năm 2001, giá cổ phiếu Time Warner đã rớt tự do. Thế nhưng trong năm 2005, Parson đã dần kéo công việc kinh doanh của hãng truyền thông lớn nhất thế giới này trở về quỹ đạo cũ. Ông đã giải quyết dứt điểm từng vấn đề đau đầu của Time Warner, từ trả bớt nợ, bán bớt các bộ phận làm ăn không hiệu quả cho đến dàn xếp ổn thỏa các các cuộc điều tra liên bang và vụ kiện của các cổ đông.

Bạn có thể tìm hiểu thông tin có ích và ấn tượng về các nhà lãnh đạo giỏi, có uy tín trên các trang web giới thiệu về doanh nghiệp và doanh nhân. Ví dụ, trên trên web www.fool.com, có nhiều tin tức về những nhà lãnh đạo này trên chuyên mục “xác định sự quản lý có hiệu quả” (Identifying effective management) hay “Điều tra về đầu tư” (Investigative Investing).

Lệnh ATO và ATC là gì?

Lệnh ATO (At - the - Open lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ (hiện tại thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa là 8h30-9h) xác định giá mở cửa. Lệnh này sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.

Nhà đầu tư lưu ý, khi đặt lệnh ATO trên các phiếu lệnh tại công ty chứng khoán, không cần ghi giá cụ thể mà ghi ATO.

Ví dụ: Sổ lệnh của cổ phiếu ABC có giá tham chiếu 10.000 đồng

KL mua Giá mua Giá bán KL bán
1.500 10.000đ (3) ATO 2.000 (2)
9.900 đồng 1.000 (1)

(1),(2),(3): Thứ tự lệnh được nhập vào hệ thống

Với sổ lệnh trên, lệnh ATO dù vào sau lệnh (1) bán 1.000 cổ phiếu ABC giá 9.900 đồng, nhưng vẫn được ưu tiên khớp với lệnh mua 1.500 đơn vị ở giá 10.000 đồng. Lượng dư bán 500 đơn vị của lệnh ATO sẽ tự động bị huỷ bỏ.

Giả sử lệnh ATO trên chỉ bán với khối lượng 500 đơn vị thì bên mua sau khi khớp vẫn còn thừa 1.000 đơn vị và lúc này lệnh (1) mới được khớp. Do lệnh (1) vào hệ thống trước nên được ưu tiên giá tốt và 1.000 đơn vị sẽ được khớp với giá 10.000 đồng. Khả năng mua được hoặc bán được của lệnh ATO rất cao, nhưng mức giá có thể không có lợi.

Lệnh ATC (At - the - Close: lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa (10h15-10h30). Lệnh ATC sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.

Kinh nghiệm cho những “tay mơ”

Để đạt được trình độ cao chắc chắn không thể học trong một sớm một chiều mà còn phải có một quá trình theo dõi cũng như trải nghiệm ở "chợ" chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán trong tương lai sẽ loại bỏ những tay chơi nghiệp dư và thay vào đó là các chuyên gia.

Quá trình đào thải này vừa chứng tỏ sự hoàn thiện của thị trường chứng khoán cũng như việc thực hiện khớp lệnh liên tục ở Hà Nội trong thời gian vừa qua chứng tỏ khả năng của các thợ săn. Vì vậy, đối với "tay mơ", ngoài việc tìm hiểu thông tin kỹ của từng loại cổ phiếu thì cần phải học thêm những kỹ xảo để "đi chợ". Hiện có 7 kỹ xảo thường được sử dụng.

- Thứ nhất: là việc bán cổ phiếu với giá sàn để tạo tâm lý hoảng loạn. Đây là cái bẫy hiệu quả nhất đối với những "tay mơ".

Các "đại gia" muốn mua cổ phiếu giá rẻ nên đã chủ động bán ào ạt với giá sàn ở một tài khoản. Thấy vậy, nhiều "tay mơ" nghĩ là cổ phiếu đó hay công ty đó có tin xấu và bán đổ bán tháo theo giá sàn. Trong khi đó, "đại gia" lại dùng tài khoản nào đó mua lại cổ phiếu của mình với giá rẻ.

- Thứ hai: là mua giá trần tạo tâm lý hưng phấn.

Đại gia muốn bán được giá cổ phiếu đang có nên chủ động mua ào ạt giá trần ở một tài khoản. Nhiều người nghĩ chắc là có tin tốt nên người ta mới dám mua như thế và đặt mua theo giá trần. Khi đó đại gia dùng tài khoản khác bán dần ra cổ phiếu đó ở giá thấp, số lượng lớn hơn số lượng mua vào ở tài khoản trước.

Vài hôm sau đại gia ngừng "diễn", giá cổ phiếu đứng và xuống khiến cho ai mua theo thì bị thiệt thòi. Tuy nhiên có những phiên có 2 hiện tượng trên nhưng bản chất không phải là kỹ xảo mà do tác động của thông tin thật. Để phân biệt khi nào là kỹ xảo khi nào là thật phải có bản lĩnh. Vì thế nhiều "tay mơ" đánh ngắn hạn bị thua liểng xiểng vì các kỹ xảo trên. 2 kỹ xảo trên là con dao 2 lưỡi và khi có một đại gia khác chơi lại mua ngay giá trần (thì kỹ xảo 2 bị hóa giải).

- Thứ ba: là bán chặn giá trên.

"Đòn" này cũng là để mua rẻ nhưng nhẹ hơn "đòn thứ nhất". Theo đó, "đại gia" muốn mua rẻ nhưng biết dùng đòn thứ nhất lúc này là vô lý nên bán ra số lượng rất lớn ngay từ đầu giờ ở giá tham chiếu chẳng hạn. Trong khi đó bên mua đại gia chỉ đặt số lượng vừa phải giá dưới tham chiếu. Thế là ai muốn bán phải tranh bán dưới giá tham chiếu và vào "rọ" của đại gia.

- Thứ tư: mua chặn giá dưới bằng cách ngay từ đầu giờ "đại gia" đặt mua số lượng lớn ở giá tham chiếu và đặt bản số lượng nhỏ ở giá cao hơn tham chiếu. Thấy cũng ít quá, nhiều người đặt mua giá cao để mua bằng được và cũng vào "rọ" của đại gia. Tuy vậy, nếu có đại gia nào chơi lại thì việc làm này cũng mất tác dụng.

- Thứ năm: là mua theo kiểu rải đinh, "kỹ xảo" này để bịt mắt "đối thủ". Tâm lý người mua đều muốn mua giá tốt chứ không muốn mua trần. Đặt 3 lệnh ở 3 mức giá cao nhất, mỗi lệnh chỉ mua một lô, chẳng hạn một lô 24; 1 lô 24.1 và một lô 24.3. Khi đó toàn bộ các lệnh mua bị che hết vì bảng điện tử chỉ cho phép hiện 3 mức giá mua cao nhất. Sau khi lệnh mua bị che là cuộc đấu trí giữa các "thợ săn". Điều thú vị là có khi phần thắng lại thuộc về người không chủ động rải đinh.

- Thứ sáu: là "rải đinh" bán. Ngược lại với "rải đinh" mua, đặt bán ở 3 mức giá sàn thấp nhất như bán 1 lô 32.2, 1 lô 32.3, 1 lô 32.4. Các "thợ săn" đều dùng mẹo này để bán được giá tốt chứ không muốn bán giá sàn. Tuy nhiên, khi có ai đó tức khí mà mua ngay giá trần và bán ngay giá sàn thì kỹ xảo thứ năm và thứ sáu mất tác dụng.

- Thứ bảy: là "rải đinh" để khớp mua giá thấp. Khi thị trường không nóng thì kỹ xảo này rất có tác dụng. Kỹ xảo này có đặc điểm là không nên đặt mua tất cả ở một mức giá mà rải ra ở vài mức giá. Đây là sự lợi dụng nguyên tắc so sánh các số lệnh để khớp lệnh ở mức giá gần nhất. Kỹ xảo này còn một cách nữa là đặt mua từ nhiều mức giá để nhỡ ra bên bán có mức giá đó là dính đinh mua. Nhiều lần khớp lệnh giá 37.2 chẳng hạn là dư bán 36.7, nếu có đinh 36.7 bên mua thì người mua rẻ được 500 đồng.

Tim hieu them ve ATO va ATC

Lệnh ATO - Lệnh ưu tiên khớp trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa T1.
Lệnh ATC - Lệnh ưu tiên khớp trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa T3.

Vì được ưu tiên khớp trước lệnh giới hạn (LO) nên lệnh này thường được các nhà đầu tư lựa chọn khi quyết định thực hiện giao dịch (mua hoặc bán) một cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ nào đó.

---------------------------------------------------------------------------

Các nhà đầu tư nên xem xét cẩn trọng trước khi sử dụng lênh ATO, ATC vì các đại gia có thể sử dụng lệnh giới hạn (LO) với khối lượng mua hoặc bán lớn đưa đẩy giá nhằm đánh lạc hướng các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm phán đoán sai về xu hướng giá của cổ phiếu/chứng chỉ quỹ dẫn tới bán ra ngược với xu hướng giá và bị thiệt hại.

---------------------------------------------------------------------------

Lệnh ATO chỉ có thể được thực hiện khi có giá khớp, tức là chỉ khi có các lệnh báo giá (mua hoặc bán) phù hợp. Điều đó có nghĩa là, trong trường hợp nhà đầu tư, đặc biệt là đối với CP có khối lượng giao dịch thấp - cho đến lúc vào được lệnh - là người duy nhất muốn mua (hoặc bán) mà viết lệnh ATO thì sẽ không được khớp.

Thông thường là khi các nhà đầu tư quyết bán khi đã đạt được một biên độ lãi tương đối lớn và cho rằng loại cổ phiếu này không thể lên cao được nữa hoặc có xu hướng giảm giá trong ngắn hạn để thu lợi nhuận về (Sell to take profit). Một trường hợp khác nhà đầu tư cũng sẽ lựa chọn lệnh này để quyết bán khi cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ mà họ nắm giữ đã bị thua lỗ tới mức mà nhà đầu tư cho rằng trong ngắn hạn có thể sẽ tiếp tục mất giá sâu hơn nữa. Trường hợp này nhà đầu tư quyết bán để cắt giảm thua lỗ (Sell to cut loss). Trong trường hợp quyết mua, nhà đầu tư sẽ lựa chọn lệnh này khi cho rằng trong ngắn hạn, cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ này có nhiều khả năng tăng giá, thậm chí tăng giá mạnh và vì vậy cơ hội mua được cổ phiếu này khi đặt lệnh ATO (đợt T1 mở cửa) hoặc ATC (đợt T3 đóng cửa) sẽ dễ dàng hơn so với lệnh giới hạn (LO).

Tuy nhiên, do lệnh ATO và ATC không tham gia vào quá trình xác định giá khớp lệnh, do vậy nhà đầu tư trước khi đặt lênh cần cân nhắc rất kỹ để tránh trường hợp bán quá thấp và/hoặc mua quá cao. Nếu khoảng lỗ hoặc lãi không quá cao thì tốt hơn cả nhà đầu tư nên đặt lệnh giới hạn (LO) để xác định giới hạn mua/bán hợp lý.

Các nhà đầu tư cũng nên xem xét cẩn trọng trước khi sử dụng lệnh ATO, ATC vì các đại gia có thể sử dụng lệnh giới hạn (LO) với khối lượng mua hoặc bán lớn đưa đẩy giá nhằm đánh lạc hướng các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm phán đoán sai về xu hướng giá của cổ phiếu/chứng chỉ quỹ dẫn tới bán ra ngược với xu hướng giá và bị thiệt hại. Điều này sẽ xảy ra khi đại gia muốn bán cổ phiếu/chứng chỉ quỹ, giả sử có lệnh mua ATO khối lượng lớn, đại gia có thể đặt giả một lệnh mua giá trần (với khối lượng nhỏ), và đó sẽ là giá khớp. Người đặt lệnh giả sẽ không phải mua với giá cao (vì không được ưu tiên khớp trước) mà thực tế sẽ bán được với giá cao. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra theo chiều ngược lại khi có lệnh bán ATO khối lượng lớn.

Xét về thời điểm, lệnh ATO, ATC có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để tranh mua hoặc tranh bán tại thời điểm cuối đợt. Nếu nhà đầu tư thấy giá khớp có thể thấp thì đưa lệnh ATO, ATC của mình vào để tranh mua. Nếu thấy giá khớp có thể cao thì đưa lệnh ATO, ATC vào để tranh bán.

Một lưu ý nữa với nhà đầu tư khi đặt mua bằng lệnh ATO, ATC là hãy xác định khối lượng cổ phiếu/chứng chỉ quỹ muốn mua tối đa bằng bội số của 100 gần dưới số lượng xác định bằng tổng số tiền có trong tài khoản chia cho giá trần của phiên đó để đảm bảo tiền trong tài khoản vẫn đủ để thanh toán khi được khớp.